Nghệ An bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thổ

Song song với việc phát triển kinh tế, người Thổ trên địa bàn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã và đang thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào… 

Những năm qua, cùng với các dân tộc anh em khác, bà con dân tộc Thổ trên địa bàn huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi để bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Song song với việc tập trung phát triển kinh tế, người Thổ ở Tân Kỳ cũng đã triển khai thực hiện tương đối tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào… Qua đó, góp phần tôn vinh giá trị truyền thống của dân tộc mình, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của huyện.

 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thổ (đăng ngày 14.10.2023) -0
Đan võng gai - nghề truyền thống có từ lâu đời của người Thổ. Ảnh: Công Kiên

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thổ gắn với phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Tân Kỳ còn không ít những tồn tại như: Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thổ chưa được khai thác và phát huy hiệu quả. Một số giá trị văn hóa như nhà sàn người Thổ còn giữ được rất ít, nghề đan võng gai, nghề bốc thuốc nam, làm men lá đang đứng trước nguy cơ bị  mai một… Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí trong ma chay, cưới xin vẫn còn tồn tại; việc giết mổ trâu bò lợn ăn uống lãng phí mất vệ sinh trong đám tang ở từng xóm, bản vẫn còn xảy ra; nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ý thức giữ gìn sức khỏe vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan môi trường còn nhiều hạn chế...

 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thổ (đăng ngày 14.10.2023) -0
Làn điệu ca Thổ như "Tập tính, tập tang", "Đu đu điềng điềng". Ảnh: Công Kiên

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thổ, tại hội nghị trao đổi về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phối hợp Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Tân ở xóm Yên Hòa, xã Tân Hợp (huyện Tân Kỳ) cho rằng: Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó, khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc đối với di sản văn hóa tốt đẹp của cộng đồng mình  xây dựng nếp sống văn hoá mới ở bản, làng,gia đình, dòng họ; xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội…

Đồng thời, cần phát huy sự chủ động của cấp ủy, chính quyền, tích cực của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp Nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn các xã và toàn huyện.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, người dân tộc nói chung và người Thổ ở huyện Tân Kỳ nói riêng mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, song phần lớn bà con cư trú tại địa bàn vùng núi rẻo cao, hiểm trở…, kinh tế - xã hội kém phát triển, nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế. Do đó, đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí cho mỗi xã có đồng bào dân tộc Thổ xây dựng 1 ngôi nhà sàn để lưu giữ lại truyền thống của dân tộc mình, đồng thời có nơi tổ chức các hoạt động văn hóa cho bà con nhân dân.

Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện ưu tiên đầu tư kinh phí thích đáng, để hỗ trợ việc đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, nghề sản xuất các mặt hàng từ cây gai sợi gắn với sản phẩm đặc trưng du lịch và bảo vệ môi trường; quan tâm kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư các điểm có tiềm năng du lịch ở vùng DTTS… Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin vàTtruyền thông tỉnh quan tâm đầu tư các điểm vui chơi thể thao, giải trí trên địa bàn đồng bào DTTS sinh sống.

Cùng với đó, các Sở: Y tế, LĐ, TB và XH, GD và ĐT cũng cần có chính sách ưu tiên cho bà con vùng đồng bào DTTS được hưởng các chế độ như: BHYT cho người dân tộc, hỗ trợ chi phí học tập… cho học sinh, sinh viên… “Ban Dân tộc tỉnh và Sở Nội vụ cần có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi để con em dân tộc được bố trí nhiều hơn vào làm việc tại các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh… Hàng năm, các địa phương có đông đồng bào dân tộc cần tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc để tạo điều kiện cho bà con có cơ hội gặp gỡ giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau”, ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh.

Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.