Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước:

Nâng thời hạn cho vay với các chủ tàu theo Nghị định 67, giảm áp lực trả nợ gốc

Khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, song ĐBQH Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) cũng nêu thực tế số lượng lớn chủ tàu theo Nghị định 67 hiện đang gặp khó khăn. Để tháo gỡ, một trong những giải pháp được đại biểu Đặng Ngọc Huy đề xuất, là xem xét nâng thời hạn cho vay để giảm áp lực trả nợ gốc, điều chỉnh cơ cấu lịch trả nợ linh hoạt, hợp lý, tránh phát sinh nợ xấu.

Tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, 2.6, nhiều đại biểu bày tỏ tán thành với nhận định trong Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển KT-XH năm 2021, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH những tháng đầu năm 2022 của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Nâng thời hạn cho vay với các chủ tàu theo Nghị định 67, giảm áp lực trả nợ gốc -0
Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) phát biểu tại Hội trường. Nguồn: quochoi.vn

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể, đã đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu theo mục tiêu đề ra. Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện… “Những kết quả đạt được đã tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”, ĐBQH Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) khẳng định.

Quan tâm đến việc thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ, đại biểu Đặng Ngọc Huy nêu rõ, trước hết phải khẳng định rằng qua hơn 7 năm triển khai thực hiện, các chủ trương, chính sách của Nghị định 67 đã đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngư dân, được xã hội đồng tình ủng hộ. Mục tiêu hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được. Số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng lên, đặc biệt là tàu vỏ thép có công suất lớn, trang bị hiện đại đã làm thay đổi nhận thức, tác phong làm việc của ngư dân theo hướng công nghiệp. Các mô hình tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá được hình thành đã hỗ trợ nhau trong sản xuất và cứu hộ cứu nạn trên biển. Ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, góp phần tích cực vào bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. “Kết quả đạt được đã góp phần bảo đảm các mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII”, đại biểu Đặng Ngọc Huy nói.

Tuy nhiên, đại biểu Đặng Ngọc Huy cũng nêu rõ, thực tế hiện nay, số lượng lớn chủ tàu theo Nghị định 67 đang gặp khó khăn, bởi tàu hoạt động không hiệu quả hoặc nằm bờ; chủ tàu mất khả năng trả nợ vay, các ngân hàng thương mại phải tiến hành các thủ tục pháp lý để bán tàu, thu hồi nợ vay. Ví dụ, ở Quảng Ngãi có 63 chủ tàu tham gia, trong đó 11 tàu vỏ thép, 51 tàu vỏ gỗ, nhưng hiện 45 tàu hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ gốc, lãi theo cam kết với dư nợ 245,9 tỷ đồng; 32/41 tàu phát sinh nợ xấu bị khởi kiện ra tòa để xử lý bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Thực tế này đã gây ảnh hưởng đến công tác an sinh xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giảm số lượng tàu cá vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Cử tri đang rất lo lắng, trăn trở với thực trạng: Nguồn vốn đầu tư chưa thực sự phát huy hiệu quả; ngư dân thì đối diện với nhiều rủi ro đang hiện hữu, rơi vào tình cảnh nợ nần, bỏ nghề truyền thống mà nhiều thế hệ gia đình họ đã gắn bó. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thủy sản là đúng đắn nhưng hiệu quả kinh tế đối với ngư dân thì chưa đạt được như mong muốn trong thực tiễn”, đại biểu Đặng Ngọc Huy nêu vấn đề.

Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn đối với chủ tàu theo Nghị định 67 và tiếp tục phát triển hoạt động khai thác thủy sản, đại biểu Đặng Ngọc Huy đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ hơn một số giải pháp. Đó là xem xét nâng thời hạn cho vay để giảm áp lực trả nợ gốc, điều chỉnh cơ cấu lịch trả nợ linh hoạt, hợp lý, tránh phát sinh nợ xấu. Có cơ chế đặc thù với nghề biển, gồm: quy định và phân loại nợ xấu, bảo hiểm thân tàu, cung cấp vốn vay lưu động để trang bị ngư lưới cụ, hỗ trợ và đơn giản hóa điều kiện, thủ tục hỗ trợ chi phí nhiên liệu đánh bắt vùng biển xa và tàu dịch vụ hậu cần thác hải sản xa bờ.

Tiếp tục phát triển đồng bộ đội tàu dịch vụ hậu cần đối hoạt động đánh bắt xa bờ để đáp ứng việc cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm, thu mua hải sản cho tàu đánh bắt nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng thời gian hoạt động đánh bắt hải sản, thực hiện chuỗi liên kết khai thác - tiêu thụ hải sản, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu vỏ thép. Quan tâm thực hiện chính sách đầu tư hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo Nghị định 67, trong đó, đối với Quảng Ngãi, cần quan tâm hỗ trợ kinh phí nguồn ngân sách trung ương để đầu tư mới dự án Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Sa Cần (Cảng cá loại II); đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh (Cảng cá loại I) cũng như tiếp tục đầu tư nạo vét sông lạch và các cửa biển.

Tăng cường đào tạo nghề thuyền viên để tạo nguồn lao động biển ổn định.

Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

Sáng 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - Công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
Chính trị

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Thực hiện Chỉ thị số 78/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9.5.1945 - 9.5.2025), 68 quân nhân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow của Nga.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.