Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội

Tham luận của VỤ TRƯỞNG VỤ THÔNG TIN HOÀNG THỊ LAN NHUNG tại Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào

Tổ chức thông tin, tuyên truyền với nhiều phương thức đa dạng, phong phú

Bản chất và sự cần thiết Văn phòng Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp, đó là: mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Do đó, mục đích của việc Văn phòng Quốc hội tổ chức hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội ngoài ý nghĩa giúp cử tri, Nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, còn ý nghĩa khác đó là giúp cử tri theo dõi, giám sát hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, góp phần tạo sự đồng thuận, sự ủng hộ, sự tham gia ý kiến cũng như ý thức tự giác thực hiện các quyết sách của Quốc hội, nâng cao vị thế và hình ảnh của Quốc hội trong hệ thống chính trị nước ta.

Trải qua chặng đường 76 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã và đang ngày càng hoạt động thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Cũng như Quốc hội của các nước trên thế giới, để Quốc hội hoạt động ngày càng hiệu lực và hiệu quả, Văn phòng Quốc hội Việt Nam – cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội đã không ngừng cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều phương thức đa dạng, phong phú. Gần đây, Nghị quyết số 22/2022/UBTVQH ngày 12.7.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội đã quy định rất rõ các đơn vị thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội, tham mưu giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Người phát ngôn, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng đoàn Quốc hội Khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội -0
Vụ trưởng Vụ Thông tin Hoàng Thị Lan Nhung phát biểu tại Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào lần thứ 11. Ảnh: Minh Thành

Thời gian qua, Văn phòng Quốc hội đã chỉ đạo sát sao Vụ Thông tin triển khai hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, cụ thể như sau:

Về tuyên truyền về kỳ họp Quốc hội, Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Để chuyển tải chương trình nghị sự kỳ họp tới cử tri và nhân dân có vai trò quan trọng của các cơ quan thông tấn, báo chí. Báo chí là cầu nối quan trọng, chuyển tải kịp thời hơi thở của cuộc sống tới diễn đàn Quốc hội. Do đó, Lãnh đạo Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội.

Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, công tác báo chí tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội đã có những cải tiến, đổi mới rõ rệt, từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của cử tri và nhân dân cả nước. Vụ Thông tin đã tham mưu, giúp việc Tổng Thư ký Quốc hội, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội bảo đảm tổ chức hiệu quả công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về kỳ họp, cụ thể như: Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Vụ Thông tin đã tham mưu Tổng Thư ký Quốc hội, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội ban hành Đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về kỳ họp nhằm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong, sau kỳ họp; tổ chức họp báo trước khai mạc kỳ họp và sau khi bế mạc kỳ họp; xây dựng Đề cương tuyên truyền chi tiết về từng nội dung được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp; phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giao ban báo chí trước kỳ họp để định hướng công tác tuyên truyền về kỳ họp.

Bên cạnh đó, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý báo chí Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí bảo đảm vận hành hiệu quả Trung tâm Báo chí kỳ họp (phục vụ khoảng 100 cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế với trên 400 phóng viên, kỹ thuật viên); tổ chức điểm báo, xây dựng báo cáo dư luận xã hội và cử tri về kỳ họp phục vụ công tác điều hành của Lãnh đạo; cung cấp hàng nghìn ảnh kỳ họp và các văn bản, tài liệu lên trang Trung tâm Báo chí để phóng viên khai thác; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức hàng chục phiên họp tường thuật trực tiếp (theo chương trình kỳ họp) để cử tri và nhân dân theo dõi...

Về tuyên truyền về các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, trước khi diễn ra phiên họp, Văn phòng Quốc hội ban hành Đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về phiên họp; tổ chức và vận hành Trung tâm Báo chí (phục vụ khoảng 30 cơ quan báo chí với gần 70 phóng viên); xây dựng đề cương nội dung chi tiết chương trình phiên họp để định hướng công tác tuyên truyền; phát hành thông cáo báo chí; cung cấp đầy đủ, kịp thời ảnh, văn bản, tài liệu cho báo chí đưa tin; xây dựng báo cáo dư luận xã hội,…

Về tuyêntruyền về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian qua, công tác thông tin, báo chí tuyên truyền phục vụ hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Văn phòng Quốc hội quan tâm, bảo đảm triển khai hiệu quả. Theo đó, công tác thông tin, tuyên truyền đối với các chuyến thăm, công tác nước ngoài của Chủ tịch Quốc hội; các hoạt động đối ngoại trong nước và nước ngoài của lãnh đạo Quốc hội được triển khai trên cơ sở các Đề án thông tin, tuyên truyền do Văn phòng Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, Văn phòng Quốc hội (đầu mối Vụ Thông tin) đã phối hợp chặt chẽ với các vụ chuyên môn trực tiếp tham mưu, giúp việc các cơ quan của Quốc hội tổ chức mời, cung cấp thông tin cho báo chí tham dự, đưa tin (từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, Vụ Thông tin đã phối hợp, triển khai tuyên truyền khoảng 600 sự kiện của Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội).

Ngoài ra, Vụ Thông tin cũng đã tham mưu Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn về kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng (từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay đã công bố 274 Nghị quyết); duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để bảo đảm thông tin thường xuyên và chính xác về hoạt động của Quốc hội.

Về công tác lịch sử, hời gian qua, Vụ Thông tin đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan biên soạn 4 tập sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam” từ năm 1946-2011; “Quốc hội Khóa XIV - thành tựu và những dấu ấn nổi bật”; sách ảnh “70 năm Quốc hội Việt Nam” và “Quốc hội Khóa XIV những thành tựu và dấu ấn nổi bật”. Bên cạnh đó, Vụ đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm ngày sinh của các vị lãnh đạo Quốc hội, như: 130 năm Ngày sinh Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố (05.6.1889 - 05.6.2019); 130 năm Ngày sinh Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn (19.9.1889 - 19.9.2019); 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ (7.10.1910 - 7.10.2020); 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (8.8.1921- 8.8.2021).  

Phối hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện 3 tập phim: “70 năm Quốc hội Việt Nam”; “Từ Hội trường Ba Đình đến nhà Quốc hội”, phim 3D “Hội trường Ba Đình - Dấu tích thời gian”, “Nguyễn Văn Tố, vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên”, “Bùi Bằng Đoàn, Người chiến sĩ đồng hành cùng lịch sử dân tộc”, “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Người trí thức tài năng - Nhà cách mạng lỗi lạc”.

Về công tác bảo tàng, xác định rõ ý nghĩa quan trọng của việc lưu giữ tư liệu, hình ảnh về Quốc hội, thời gian qua, Vụ Thông tin đã vận hành hiệu quả Phòng Truyền thống Quốc hội, như: bổ sung hình ảnh hoạt động Quốc hội các khóa, hoạt động của Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; trưng bày hiện vật là quà tặng của Quốc hội các nước tặng các đồng chí Lãnh đạo Quốc hội. Hiện nay, Vụ đang lưu giữ và bảo quản gần 20.000 tư liệu, tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến nay.

Về công tác triển lãm, đã tổ chức triển lãm chuyên đề tại mỗi kỳ họp Quốc hội, các sự kiện lớn của Quốc hội, như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam”, “Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam”,  “Ngày hội non sông”, “Những dấu ấn của kỳ họp thứ nhất các nhiệm kỳ Quốc hội”, “75 năm Hiến pháp Việt Nam”, “Hoạt động đối ngoại đầu tiên của Quốc hội năm 1946”, “Đại hội đồng AIPA 41”, “Đại hội Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội” “Đại hội thi đua yêu nước cơ quan Văn phòng Quốc hội”…

Về công tác tham quan, dự thính, tháng 3.2015, Nhà Quốc hội mới được đưa vào vận hành chính thức đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn, góp phần đưa hình ảnh, hoạt động của Quốc hội đến gần với nhân dân, cử tri cả nước, bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế, hình ảnh của Quốc hội Việt Nam. Trong những năm qua, Văn phòng Quốc hội (đầu mối Vụ Thông tin) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, thuyết minh phục vụ 2.105 đoàn khách tham quan Nhà Quốc hội với số lượng 93.191 lượt người. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV đã tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khoảng 25 đoàn khách với gần hơn 600 lượt người dự thính phiên họp công khai kỳ họp Quốc hội.

Để góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân, nhất là các thế hệ trẻ về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đầu mối Vụ Thông tin) đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức khoảng 40 phiên giáo dục trải nghiệm về Quốc hội cho gần 4.000 học sinh, sinh viên của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận; tổ chức khoảng 10 buổi nói chuyện chuyên đề về Quốc hội cho gần 1.000 học sinh, sinh viên các trường tại Hà Nội.

Vụ Thông tin đã triển khai biên soạn, xuất bản kỷ yếu kỳ họp Quốc hội, kỷ yếu hội thảo, tọa đàm về thông tin công chúng; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi về Quốc hội phục vụ hoạt động đối ngoại của Quốc hội, tham quan Nhà Quốc hội, như: sách mỏng giới thiệu về Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; tờ rơi, sách mỏng giới thiệu về Nhà Quốc hội, bầu cử Quốc hội,…

Ngoài ra, Vụ Thông tin đã phối hợp với các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tốt công tác tuyên truyền trực quan pano, áp phích, khẩu hiệu về các ngày lễ lớn của đất nước, của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Đổi mới tư duy trong công tác thông tin về hoạt động của Quốc hội 

Để đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã luôn nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội. Trên cơ sở đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đã chỉ đạo sát sao Vụ Thông tin bảo đảm triển khai hiệu quả hoạt động thông tin công chúng của Quốc hội.

Trong những năm qua, nhất là một số nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, cử tri và nhân dân cả nước ghi nhận và đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, sự quan tâm, ủng hộ của người dân nhiều hơn đối với Quốc hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ, yêu cầu về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cụ thể như sau:

Một là, tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền còn thiếu tính định hướng chiến lược, bài bản và hiệu quả còn thấp; quy định hiện hành về tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội chưa được thể hiện tập trung, thống nhất dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật hay một nghị quyết mang tính chủ trương tổng thể.

Hai là, các hình thức, phương thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao vị thế và hình ảnh, hoạt động của Quốc hội trong công chúng chưa được triển khai đồng bộ, chủ yếu tập trung vào hoạt động của báo chí, còn các hoạt động khác như tham quan, triển lãm, khai thác phát huy giá trị khu khảo cổ dưới lòng đất Nhà Quốc hội chưa chuyên nghiệp, bài bản.

Ba là, sự gắn kết giữa các cơ quan làm công tác thông tin, tuyên truyền của Văn phòng Quốc hội, nhất là giữa hai cơ quan báo chí còn chưa thật sự chặt chẽ, chưa có sự kết nối thường xuyên để tạo hiệu ứng truyền thông cộng hưởng và hướng tới xây dựng thương hiệu cơ quan thông tấn truyền thông của Quốc hội.

Bốn là, thông tin, truyền thông nhà nước nói chung, truyền thông về hoạt động của Quốc hội nói riêng còn đứng trước các thách thức khách quan của truyền thông số và thói quen mới trong tiếp nhận thông tin của người dân làm cho hiệu quả truyền thông về Quốc hội chưa đạt được như mong muốn.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân cơ bản sau đây:

Việc triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, nhất là các phương thức tuyên truyền của hoạt động thông tin công chúng nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh của Quốc hội chủ yếu thực hiện theo thông lệ, chưa có quy chế, quy định cụ thể, rõ ràng. Do đó, sẽ khó khăn trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị hữu quan cũng như huy động, sử dụng các nguồn lực để triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Nhân lực làm công tác thông tin công chúng còn yếu và mỏng. Hoạt động thông tin công chúng do nhiều bộ phận thực hiện, còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ theo định hướng chiến lược chung. Sự phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong việc cung cấp thông tin cho báo chí đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa tập trung vào một đầu mối làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; việc tổ chức cung cấp thông tin chính thống của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội còn thiếu, chưa thường xuyên.

Sự hiểu biết về Quốc hội của người dân còn chưa đầy đủ dẫn đến sự quan tâm tới các hoạt động của Quốc hội còn chưa cao.

Việc triển khai nhiệm vụ truyền thông về hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư nguồn kinh phí lớn.

Để khắc những hạn chế, tồn tại nêu trên, đồng thời để bảo đảm hoạt động thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội ngày càng đạt chất lượng cao hơn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây: 

Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin công chúng về hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động thông tin công chúng của Quốc hội có hệ thống, bài bản, toàn diện, có kế hoạch triển khai thực hiện. Văn phòng Quốc hội cần tham mưu sớm ban hành Đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động truyền thông của Quốc hội Khóa XV; Quy chế tổ chức công tác thông tin, báo chí về hoạt động của Quốc hội; Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ phóng viên đưa tin Quốc hội; Triển khai Đề án và Thể lệ Giải báo chí Quốc hội và HĐND các cấp (Giải Diên Hồng) nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm viết về cơ quan dân cử; xây dựng Đề án nâng cao chất lượng công tác tham quan Nhà Quốc hội,…

Đổi mới và đa dạng hóa phương thức thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, như: Phát triển hệ thống các ấn phẩm về Quốc hội cho các nhóm đối tượng công chúng khác nhau. Tăng cường cung cấp thông tin về Quốc hội thông qua ấn phẩm, sách, báo, tạp chí, tờ rơi, trang Web; tập trung xây dựng trang thông tin thành phần của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội để chủ động cung cấp thông tin cho người dân.

Đẩy mạnh hoạt động tham quan Nhà Quốc hội và nghiên cứu triển khai các dịch vụ kèm theo như thiết kế bộ nhận diện của Quốc hội, quà tặng, lưu niệm về Quốc hội,…Đẩy mạnh Chương trình giáo dục về Quốc hội thông qua tổ chức chương trình ngoại khóa của học sinh, sinh viên tại Nhà Quốc hội để tập làm đại biểu Quốc hội hoặc mời lãnh đạo Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đến nói chuyện chuyên đề với sinh viên các trường… 

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện truyền thông nền tảng số, mạng xã hội như facebook, zalo, truyền hình tương tác; đẩy mạnh truyền thông bằng tiếng nước ngoài.

Đổi mới nội dung công tác thông tin, tuyên truyền, như: Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu, xu hướng quan tâm, nhận thức, hiểu biết, thái độ… của công chúng để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung thông tin theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của các nhóm đối tượng.

Tích cực, chủ động làm phong phú, sâu sắc hơn nội dung thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng, sức thuyết phục, tính hấp dẫn của các sản phẩm truyền thông. Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy truyền thông qua đội ngũ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng, giới trí thức, các hãng thông tấn, báo chí quốc tế, nhất là phát huy vai trò của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Tăng cường công tác phối hợp, chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, như:

Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan quản lý báo chí Trung ương, Ban Chỉ đạo thông tin đối ngoại, Ban Chỉ đạo 35 nhằm bảo đảm quản lý và định hướng công tác truyền thông về hoạt động của Quốc hội; phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin định hướng dư luận xã hội về các hoạt động của Quốc hội; phối hợp cung cấp và xử lý thông tin trong các vấn đề nóng được dư luận quan tâm.

Xây dựng Thỏa thuận hợp tác với các đơn vị làm công tác truyền thông của các cơ quan, bộ, ngành; xây dựng cơ chế đặt hàng với một số cơ quan báo chí chủ lực thực hiện chuyên mục “Quốc hội với Cử tri” nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về Quốc hội.

Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các đơn vị làm công tác báo chí, truyền thông của Quốc hội nhằm tạo sự kết nối chặt chẽ, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, chủ động, nhanh nhạy, kịp thời bảo đảm định hướng cơ quan thông tấn truyền thông của Quốc hội.

Bảo đảm nguồn lực cho công tác thông tin, tuyên truyền: Kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thông tin, tuyên truyền, như: tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng truyền thông chuyên nghiệp, có năng lực thiết kế các kế hoạch chiến lược, chiến dịch truyền thông, nội dung truyền thông đa nền tảng theo kịp xu thế truyền thông hiện đại, tương tác và mang tính đối thoại cao; đào tạo, tuyển dụng nhân sự, cán bộ chuyên trách về truyền thông số và truyền thông xã hội; đào tạo nghiệp vụ truyền thông đa nền tảng.

Tổ chức các lớp tập huấn cho phóng viên về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; về quy trình lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; về công tác bầu cử… Trong năm 2022, kiện toàn và củng cố hoạt động của Câu lạc bộ nhà báo đưa tin Quốc hội.

Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thông tin, tuyên truyền:tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở hạ tầng công nghệ cho hoạt động cơ quan truyền thông của Quốc hội.

Tổ chức khảo sát, điều tra về mức độ nhận thức, quan tâm, hiệu quả thông tin về các hoạt động của Quốc hội; tổ chức định kỳ các hội nghị tham vấn về truyền thông, rút kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật xu hướng truyền thông mới.

Xây dựng quy chuẩn về phương thức truyền thông hiện đại, đào tạo, hướng dẫn cho các vụ chuyên môn trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng, các Uỷ ban, các đơn vị chuyên trách của Quốc hội để chủ động phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).