Nam sinh shipper giúp đỡ người mẹ tìm con trong đêm khuya là sinh viên ngành Dược

Nam shipper - "Người hùng thầm lặng" Vũ Việt Hoàng cho biết hành động lúc đó xuất phát từ tấm lòng và không muốn được tôn vinh. Bởi em hiểu, người mẹ nào rơi vào tình huống lạc con đều lo sợ và hoảng loạn.

Tối ngày 21.2, mạng xã hội xôn xao về bài viết gửi lời cảm ơn của gia đình cháu bé đến chàng shipper tốt bụng đã giúp đỡ gia đình tìm lại con trai nhỏ đi lạc trong đêm tối. Bài viết nhanh chóng thu hút hàng trăm lượt thả tim và bình luận, khen ngợi hành động cao đẹp của chàng trai trẻ.

Được biết, "danh tính nam shipper là em Vũ Việt Hoàng – lớp D116K14 Khoa Dược, hiện đang là sinh viên năm cuối Trường Đại học Thành Đô (Hoài Đức, Hà Nội). Hoàng bắt đầu chạy xe ôm công nghệ từ 2 năm trước để kiếm thêm thu nhập và ổn định cuộc sống.

anh-man-hinh-2025-02-24-luc-135513.png
Vũ Việt Hoàng – lớp D116K14 Khoa Dược, Trường Đại học Thành Đô (Hà Nội)

Việt Hoàng kể lại, tối 21.2, khi đang di chuyển trên đường Di Trạch (đoạn nối liền với quốc lộ 32, huyện Hoài Đức) thì thấy chị Đỗ Thị Nguyệt (35 tuổi, sống tại chợ Nhổn) vừa đi vừa hốt hoảng gọi tên con. Nhận thấy chuyện chẳng lành, Hoàng dừng xe rồi tiến đến gần chị Nguyệt hỏi: "Chị tìm con đúng không? Em vừa thấy một bé đi lang thang gần đây. Chị lên xe đi, em chở chị đi tìm cháu".

Qua trao đổi được biết, chưa đầy 30 phút trước, Việt Hoàng đã trông thấy một bé trai khoảng 4-5 tuổi đạp xe thăng bằng gần khu Nghĩa trang Liệt sỹ Di Trạch và Kim Chung. Hoàng dừng lại hỏi thăm, nhưng đứa bé không trả lời và cứ thế đi tiếp. Nghĩ là bé sống ở gần đó, em bỏ qua và tiếp tục đi giao đơn cho đến khi gặp chị Nguyệt đang tìm con.

"Bé trai lúc đó đạp xe trên đoạn đường khá vắng. Em hỏi nhà ở đâu, bé không trả lời. Nghĩ là con hộ gia đình gần đó, cũng sợ đứng lâu người dân nghi bắt cóc nên em đi tiếp và không nghĩ nhiều", Việt Hoàng cho biết.

Quãng đường tìm kiếm cháu bé, chị Nguyệt liên tục khóc nức nở, nói rằng con bị chậm phát triển nên chưa biết nói và xác định phương hướng. Việt Hoàng cố gắng trấn an chị. Nhưng đến nghĩa trang lại không thấy bé trai đâu, chị Nguyệt tiếp tục khóc lớn. Tâm trạng Hoàng bắt đầu rối bời, lo lắng vì trời tối và mưa. Dù vậy, em tiếp tục động viên và chở chị đi tìm quanh các con ngõ, hy vọng sớm tìm thấy cháu bé.

Gần 30 phút sau, khi đến khu đô thị Kim Chung, cả hai thấy bé trai đang đạp xe trên con đường vắng vẻ, ít người qua lại, xung quanh toàn cây cối; ngổn ngang vật liệu xây dựng, hố gas và ống cống. Chị Nguyệt vội vã chạy đến ôm con vào lòng và òa khóc.

"Khoảnh khắc tìm thấy bé trai, tim em như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Cảm giác rất hạnh phúc dù đó là người xa lạ, chứ không phải người thân của mình", Việt Hoàng nhớ lại.

Sau khi đưa hai mẹ con về nhà an toàn, gia đình chị Nguyệt ngỏ ý muốn tặng quà và gửi tiền xe để cảm ơn. Hoàng từ chối, bảo chị giữ tiền đó để mua sữa cho bé. Em rời đi để tiếp tục công việc mà không để lại bất kỳ thông tin nào, và chỉ biết được tìm kiếm khi bạn bè gửi bài viết cảm ơn chị Nguyệt đăng tải.

Hình ảnh Việt Hoàng trong bài viết cảm ơn của người mẹ đăng trên mạng xã hội (Ảnh: NVCC)

Hình ảnh Việt Hoàng trong bài viết cảm ơn của người mẹ đăng trên mạng xã hội (Ảnh: NVCC)

Đến hôm nay, khi nhận trả lời phỏng vấn, "người hùng thầm lặng" vẫn từ chối nhắc nhiều về câu chuyện đã qua. Việt Hoàng cho hay, có một động lực mạnh mẽ thôi thúc em quay xe lại và giúp chị tìm con, dù biết có thể bị kẻ gian lừa đảo như báo đài hay đưa tin.

"Em hành động bằng cả tấm lòng và không muốn được tôn vinh. Bởi em hiểu, người mẹ nào rơi vào tình huống đó đều lo sợ và hoảng loạn. Nếu là người khác cũng sẽ chọn hành động giống em thôi", Hoàng tâm sự.

480598841-1061897095977766-4463555184958527030-n.jpg
Trường Đại học Thành Đô trao tặng bằng khen "Người tốt – Việc tốt" cho Vũ Việt Hoàng (Ảnh: FBNT)

Sáng 24.2, Trường Đại học Thành Đô đã vinh danh và trao tặng bằng khen "Người tốt – Việc tốt" cho Vũ Việt Hoàng. Đại diện Nhà trường bày tỏ niềm tự hào khi bằng sự nhanh trí và tấm lòng nhân hậu, Hoàng đã mang đến niềm vui cho gia đình người gặp nạn và sưởi ấm trái tim biết bao người. Đây là hành động tôn vinh tinh thần nhân văn, trách nhiệm của một sinh viên Thành Đô, cũng là minh chứng cho những giá trị tốt đẹp mà trường luôn hướng tới.

Giáo dục

Chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025
Xã hội

Chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025

Ngày 23.2, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Vòng chung kết Giải Vô địch quốc gia Việt Nam VEX ROBOTICS 2025 nội dung VEX IQ. Các đội tuyển xuất sắc nhất sẽ giành quyền đại diện Việt Nam tham dự Giải Vô địch Thế giới VEX Robotics 2025 diễn ra vào tháng 5.2025 tại Hoa Kỳ.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Giúp thầy cô thực hiện quyền hạn của mình để tránh vi phạm
Giáo dục

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Giúp thầy cô thực hiện quyền hạn của mình để tránh vi phạm

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, Thông tư 29 không giới hạn quyền của thầy cô ở trường công lập, mà đang thực hiện các nhiệm vụ pháp luật liên quan để minh bạch hóa, giúp thầy cô dễ thực hiện hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh vi phạm các quy định không được phép.

Áp dụng các mô hình quản trị mới để phát triển đại học bền vững
Giáo dục

Áp dụng các mô hình quản trị mới để phát triển đại học bền vững

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm “Quản trị đại học và đại học bền vững”, qua đó chia sẻ nhiều thông tin, quan điểm và kinh nghiệm trong việc áp dụng các mô hình quản trị mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển đại học bền vững.

"Luân chuyển" các nhà khoa học để tăng cường kết nối với doanh nghiệp
Giáo dục

"Luân chuyển" các nhà khoa học để tăng cường kết nối với doanh nghiệp

Chúng ta thường nhận xét rằng sự kết hợp giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp còn yếu. Vậy làm thế nào để gắn bó nghiên cứu với doanh nghiệp? Câu trả lời có thể là “luân chuyển” các nhà khoa học. Ở các nước đã làm tốt việc này, một nhà khoa học có thể luân chuyển đến các doanh nghiệp vài tháng hoặc vài năm mà không ảnh hưởng gì đến quá trình công tác của họ.

Các trường hợp dạy thêm vi phạm Thông tư số 29
Giáo dục

Các trường hợp dạy thêm vi phạm Thông tư số 29

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý việc dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực. Những quy định mới về dạy thêm, học thêm được kỳ vọng khắc phục nhiều bất cập, giải quyết căn cơ tình trạng học sinh buộc phải học thêm, hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, giáo viên cần nắm rõ các trường hợp được phép dạy thêm để tránh vi phạm.

Vì sao thanh toán lệ phí dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phải tải ứng dụng?
Giáo dục

Vì sao thanh toán lệ phí dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội phải tải ứng dụng?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngay từ những năm đầu tiên tổ chức thi đánh giá năng lực (HSA), đơn vị tổ chức thi đã phối hợp với Viettel Money để hỗ trợ thu phí miễn phí giao dịch ngân hàng cho thí sinh, trong khi các đối tác khác vẫn thu phí giao dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ
Giáo dục

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội các Đại học Sức khỏe Toàn cầu (CUGH) diễn ra từ ngày 20-23.2.2025 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, GS. TS. Trần Xuân Bách (Giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vinh dự nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.