Mùa thấp điểm, khách du lịch quốc tế vẫn tăng cao

Ngành du lịch tiếp tục là điểm sáng của bức tranh kinh tế nửa đầu năm nay, trong đó thị trường khách quốc tế chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ. Tháng 6 là mùa thấp điểm của khách quốc tế nhưng lượng khách vẫn cao hơn 5,3% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước dịch.

Tăng trưởng mạnh cả về lượng khách và doanh thu

Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch đã đón hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so với cùng kỳ 2023 và tăng hơn 4% so với năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19 - đánh dấu kỷ lục mới. Đồng thời, ngành đã phục vụ hơn 66,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch hai quý đầu năm ước đạt 436,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và 2019.

Nhiều địa phương tăng trưởng mạnh về cả lượng khách và doanh thu. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, 6 tháng qua, khách đến Hà Nội (do cơ sở lưu trú phục vụ) ước đạt 3,042 triệu lượt, tăng 36,9% (cùng kỳ tăng 46,5%). Trong đó, khách quốc tế đạt 2,1 triệu lượt, tăng 48,4%; khách nội địa đạt 892 nghìn lượt, tăng 15,4%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 55.385 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong nửa đầu năm khách quốc tế khoảng 2,6 triệu lượt, khách nội địa khoảng 17,1 triệu lượt. Doanh thu ước đạt 92,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 48,8% so với kế hoạch năm 2024.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá, nước ta đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa và mùa thấp điểm du lịch quốc tế. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trong tháng 6 vẫn cao hơn 5,3% so với cùng kỳ năm 2019 thời điểm trước dịch, một tín hiệu tích cực cho thị trường du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, mùa cao điểm du lịch quốc tế của Việt Nam từ tháng 10 đến tháng 4, nên cuối năm sẽ là cơ hội cho ngành du lịch tăng tốc.

Những tín hiệu tích cực này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể tới một vài lý do như nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi và ổn định hơn sau dịch, các chuyến bay thẳng từ các quốc gia khác đến Việt Nam ngày càng đa dạng hơn giúp du khách thuận tiện hơn khi di chuyển và tiết kiệm được ngân sách.

Việc Việt Nam áp dụng chính sách visa mới cũng tạo nên sự hấp dẫn và gia tăng sức cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, ở khu vực châu Á, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai thị trường có lượng khách đến Việt Nam lớn nhất, chiếm 47,2% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Hàn Quốc đứng đầu với gần 2,3 triệu lượt khách, chiếm gần 25,8% và Trung Quốc với gần 1,9 triệu lượt khách, chiếm hơn 21,4%. Tiếp theo là Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản. Các thị trường này là động lực chính cho sự phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam kể từ sau dịch Covid-19 được kiểm soát. Khách đến từ thị trường châu Âu cũng có sự tăng trưởng tích cực, trong đó khách đến từ Anh tăng 29,2%; từ Pháp tăng 37,1%; từ Đức tăng 32,0%; từ Italy tăng 67,2%. Đây là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày áp dụng từ 15.8.2023.

Ưu tiên phát triển du lịch đêm

Mục tiêu của ngành du lịch năm nay là đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.

PGS.TS. Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng, với những kết quả đã đạt được và nửa cuối năm là thời điểm bùng nổ du lịch hè, mùa Tết và các lễ hội, nếu toàn ngành tập trung các giải pháp đồng bộ, chọn các điểm đột phá tăng trưởng thì hoàn toàn có thể đạt và vượt các chỉ tiêu của cả năm.

Tuy nhiên, du lịch nước ta vẫn đang phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các cường quốc du lịch mà ngay với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ngành vẫn thiếu liên kết, chất lượng dịch vụ và sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, sức hấp dẫn còn hạn chế, nhất là các sản phẩm du lịch về đêm... Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Các tour, tuyến, điểm đến du lịch chưa đạt được tiêu chuẩn dịch vụ cao. Giá vé máy bay "nóng" và chi phí tăng trong nửa đầu năm đã tác động đến quyết định du lịch của khách trong nước cũng biểu hiện sự thiếu liên kết giữa các ngành với ngành kinh tế tổng hợp như du lịch, giữa các loại hình du lịch vận chuyển du khách và lưu trú, nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội.  

Để nâng cao tính cạnh tranh và xa hơn là câu chuyện phát triển bền vững, vị chuyên gia này cho rằng, cần tập trung các giải pháp đồng bộ từ đẩy mạnh quảng bá du lịch nội địa, tại các thị trường quốc tế, tận dụng tối đa sức ảnh hưởng của công nghệ số và mạng xã hội để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.

Đồng thời, phát triển, làm mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời khai thác tiềm năng của các loại hình du lịch mới như MICE, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm. Tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối các điểm đến du lịch, trong đó quan tâm đến các phương thức kết nối, các giải pháp tăng cường liên kết các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp văn hóa, giao thông với ngành du lịch. Tăng cường liên kết các vùng du lịch, các trung tâm du lịch và hệ thống vệ tinh lan tỏa, tạo ra không gian du lịch cho các sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. Đặc biệt, phải quan tâm và có nhiều chính sách phát triển du lịch đêm, bởi đây là cốt lõi, là nét đặc thù của ngành.  

Hiện, các địa phương đã có kế hoạch phát triển du lịch trong nửa cuối năm 2024. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của TP. Thủ Đức và các quận, huyện; phát triển du lịch đường thủy; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố; phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đặc biệt, thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch ban đêm; du lịch cộng đồng tại Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần Giờ gắn với khai thác giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ.

Để đạt chỉ tiêu tỉnh đề ra và góp phần hoàn thành mục tiêu chung của ngành du lịch, 6 tháng cuối năm, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tổ chức các hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm với chuỗi sự kiện kết nối gồm “Những ngày văn hóa Thanh Hóa tại thành phố Hà Nội”, “Những ngày văn hóa Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh"…

Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.