Một tự sự về Hà Nội đương đại

Với tiểu thuyết mới nhất của mình, "Chuyện phố", nhà văn Phạm Quang Long đã góp thêm góc nhìn đa dạng về bức tranh phố phường, đô thị Hà Nội trong đời sống đương đại.

Nhiều lớp nghĩa hàm ẩn

Nói về Hà Nội thực ra là nói về văn hóa và tự sự về đô thị đương đại có lẽ cũng chính là tự sự về văn hóa đương đại nói chung. Đó là nhận định của nhiều học giả, nhà phê bình, tại tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại”, nhân ra mắt tiểu thuyết Chuyện phố của nhà văn Phạm Quang Long chiều 25.3, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chuyện phố xoay quanh cuộc sống của gia đình ông Mưu, để tái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình gốc Hà Nội ở nơi tản cư, đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua hai cuộc chiến. Thái độ của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ những hằn học và mưu toan giữa các con ông khiến cho nền tảng văn hóa truyền thống gia đình ngày một rạn nứt… Tất cả tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về phố, về Hà Nội trong tác phẩm của Phạm Quang Long trở nên mới lạ và có nhiều lớp nghĩa.

"Chuyện phố" là tiểu thuyết mới nhất của Phạm Quang Long vừa được NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành
"Chuyện phố" là tiểu thuyết mới nhất của Phạm Quang Long vừa được NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành

Hà Nội ở đây không phản chiếu trực diện văn hóa phong tục mà hiện ra một bức tranh phố xá đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường. Độc giả vẫn thấy phảng phất chất Hà Nội trong những ngôi nhà được tả, những nét tính cách nhân vật gốc Tràng An được tác giả điểm xuyết, nhưng có sự pha trộn lớp bụi bặm của một lớp người, những số phận ba chìm bảy nổi từ nhiều vùng miền xa xôi trôi dạt đến, sau bao năm chiến tranh. Và bao trùm vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng, kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có những công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân.

Bằng lối hành văn đối thoại, tác giả để cho nhân vật luôn trong tâm trạng bức bối, nói nhiều, cấu trúc mỗi chương viết như một phóng sự, để bàn thảo các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, đạo lý… Song nổi bật là trăn trở về những con người tạo nên những trầm tích của Hà Nội.

Tác giả Phạm Quang Long (thứ 3 từ phải sang) cùng các bạn văn. Ảnh: Thái Minh
Tác giả Phạm Quang Long (thứ 3 từ phải sang) cùng các bạn văn. Ảnh: Thái Minh

Nhà văn Phạm Quang Long bộc bạch, với Chuyện phố, ông hiểu về đô thị đến đâu, thấy được gì thì viết đến đấy, nhưng có điều mà ông đặc biệt tâm tư, ấy là nghĩ về tầng lớp tinh hoa của Hà Nội; như cách ông lồng ghép suy tư trong tác phẩm: “… cái chất kẻ chợ, cái sang trọng và lịch lãm ấy thấm sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống xưa tạo nên những trầm tích. Nó hình thành dần, mỗi thời lại chất thêm vào một ít làm cho cái vẻ ấy dầy thêm như sờ mó được, ngửi thấy được trong những nét ăn ở hàng ngày”. Hay “văn hóa Hà Nội bồi đắp bằng cả nguồn tinh hoa và đại chúng. Tinh hoa dẫn dắt Hà Nội, dẫn dắt cả nước; đại chúng nhờ tinh hoa dẫn dường mà cũng trở nên có giá trị, được ghi công hơn”.

Nhập vào dòng chảy đương đại

Theo các ý kiến phê bình, nhân vật trong tiểu thuyết Chuyện phố được chú trọng về phương diện tính cách, đặc biệt là lối sống. Mỗi nhân vật đều có số phận riêng, với những câu chuyện trăn trở riêng. Qua đó, độc giả vừa thấy phảng phất bóng dáng của các cây bút viết về Hà Nội một thời như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… nhưng lại ngồn ngộn tính chất đối thoại.

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Thạch, điều này tạo nên sức nặng cho tác phẩm, gợi nên cảm xúc đa dạng cho độc giả. Ở trang văn đó, có vẻ đẹp đến từ điều nhỏ bé mà rất ý nhị, rất Hà Nội với tiếng xe đạp lách cách của đứa con khi đi qua khu vườn trở về thăm bố, có bữa cơm đãi khách thân tình đúng kiểu gia đình Hà Nội truyền thống, có những cuộc đối thoại nhẹ nhàng mà sâu sắc về thế sự và những biến đổi cuộc sống xung quanh… Đó tựa như những lớp lang, những góc nhìn không trùng nhau về Hà Nội; đó là cuộc đối thoại giữa Hà Nội đẹp đẽ, cố gắng giữ lại những gì thân thuộc, tinh tế, với một Hà Nội đang đổi thay, pha tạp và đánh mất nhiều giá trị…

PGS.TS. Phạm Xuân Thạch nhận định: “Chuyện phố mang màu sắc lịch sử khi giúp chúng ta nhìn một giai đoạn của Hà Nội, trong bước chuyển từ xã hội bao cấp sang thị trường. Để cuối cùng, đi ra ngoài nó là cách gợi suy ngẫm về điều gì là cái còn lại của Hà Nội sau bước chuyển ấy. Kết thúc tiểu thuyết, đứa con tưởng hư nhất lại là đứa con giữ lại ngôi nhà, giữ lại phần hồn của gia đình. Đó chỉ là một phần chi tiết mở rộng tính nhân văn sâu sắc của tác phẩm”.

“Tôi chia người viết văn thành hai loại. Thứ nhất, viết văn trước hết để ký thác, để nói một cái gì. Thứ hai, viết văn để chăm chăm thay đổi một cái gì của văn. Tôi cho Phạm Quang Long trước hết là người viết văn để tự sự những điều tâm huyết với đời”. Nhận định như vậy, nhà nghiên cứu văn học, PGS.TS. La Khắc Hòa dẫn chứng, từ Lạc giữa cõi người, Cuộc cờ, Bạn bè một thuở, Chuyện làng, Mùa rươi cho đến Chuyện phố, thực ra cái Phạm Quang Long muốn nói nhất là con người đang sống với nhau thế nào. Toàn bộ tác phẩm của ông là cách con người sống với nhau ở những môi trường khác nhau. Điều đó khiến các tác phẩm của ông được nhập vào ngay dòng chảy văn học đổi mới, là những tiểu thuyết mang đậm tính thế sự, là văn nhưng là đời.

“Trong Chuyện phố, nhà văn tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng, cho khung truyện rơi trúng vào khúc đứt gãy văn hóa, lịch sử, vào bối cảnh chuyển đổi từ thời bao cấp sang kinh tế thị trường, cho thấy những điều không nguyên sơ, toàn vẹn. Bởi vậy, nói về Chuyện phố nhưng là một cuộc bàn luận mở rộng, buộc người ta phải suy ngẫm về đời sống đương đại, về những đổi thay của phố, của người Hà Nội hôm nay”, PGS.TS. La Khắc Hòa nhận định.

Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.

Tác phẩm dự thi thể hiện cảm xúc, cảm nhận về những giá trị cốt lõi của đất và người Hà Nội. Nguồn: laodongthudo.vn
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố

Sau thành công của cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ nhất, sáng 7.11, Tạp chí Người Hà Nội thông tin về cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố”.

Tạo sức bật cho công nghiệp văn hóa Hà Nội
Văn hóa

Tạo sức bật cho công nghiệp văn hóa Hà Nội

Dù chưa tạo dựng được tập đoàn lớn hay thương hiệu tầm cỡ thế giới, nhưng chưa bao giờ công nghiệp văn hóa tại Hà Nội lại sôi động như hiện nay. Làn sóng sáng tạo dâng cao thu hút đông đảo nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà đầu tư, người yêu văn hóa truyền thống… với hàng loạt mô hình độc đáo.

Điện ảnh sáng tạo, đối thoại và cất cánh
Văn hóa

Điện ảnh sáng tạo, đối thoại và cất cánh

Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hướng đến tạo nên một sự kiện điện ảnh tầm cỡ, mang bản sắc Việt, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh, phát triển.

Việt Nam đa sắc màu di sản
Văn hóa - Thể thao

Việt Nam đa sắc màu di sản

Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26.11, tại Nghệ An, với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá di sản của đất nước.