Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương

Sáng 29.8, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh “Hành động vì Đại dương xanh” năm 2024. Cuộc thi do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức với sự đồng hành của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, TS. Đào Xuân Hưng phát biểu tại lễ trao giải

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, TS. Đào Xuân Hưng: Sau hơn 2 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi nhận được 197 tác phẩm, trong đó có 30 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo.

Cuộc thi được tổ chức minh bạch, công khai và đã chọn ra những tác phẩm ảnh tiêu biểu, toàn diện, có thông điệp truyền thông rõ ràng. Các tác phẩm thể hiện khái quát bức tranh về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam để cộng đồng, mỗi cá nhân cùng nhìn nhận lại hành động, trách nhiệm của mình với đại dương nói riêng và môi trường nói chung.

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Toàn cảnh buổi lễ

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao giải cho 10 tác phẩm xuất sắc nhất gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

Giải Nhất cuộc thi được trao cho tác giả Trần Thị Phương Thảo (Quảng Nam) với tác phẩm “Bắt sao biển gai và thu gom rác”.

Hai giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Trang Kim Cương (TP. Hồ Chí Minh) với tác phẩm “Con người gặp cản trở do chính rác mình thải ra” và tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (Đồng Nai) với tác phẩm “Tái chế rác sinh hoạt từ đảo”.

Các tác giả Phạm Huy Đằng (Quảng Nam) với tác phẩm “Bình minh trên bãi biển Đà Nẵng”; Nguyễn Thanh Phong (Khánh Hòa) với tác phẩm “Đoàn kết kéo rác lớn tấp vào bờ” và Lê Anh Thi (Đà Nẵng) với tác phẩm “Gánh ve chai của mẹ” đã đoạt giải Ba.

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Ban tổ chức trao giải Nhất cho thí sinh tham dự cuộc thi

Được phát động nhân Tháng Hành động vì môi trường 2024, cuộc thi ảnh "Hành động vì đại dương xanh" hướng tới việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cá nhân trong việc giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần.

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Ban tổ chức trao giải Nhì cho các thí sinh đạt giải

Thông qua hình ảnh từ cuộc thi, Ban tổ chức kêu gọi cộng đồng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa và nhận thức rõ hơn về những tác động tiêu cực của quản lý chất thải không đúng cách đối với sức khỏe con người và môi trường; khuyến khích xả thải đúng nơi quy định và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cộng đồng cảm nhận vẻ đẹp và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.

Cuộc thi cũng nhằm ghi nhận cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền về giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Ban tổ chức trao giải Ba cho các tác phẩm đạt giải 

Ô nhiễm nhựa trên diện rộng toàn cầu đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường và sinh vật biển, cũng như ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Theo báo cáo năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, trong năm 2019 có 79 triệu tấn chất thải nhựa phát sinh trên phạm vi toàn cầu; trong đó, khoảng 34 triệu tấn được chôn vùi tại các bãi chôn lấp, 26 triệu tấn bị đốt ở các bãi lộ thiên (bao gồm các hoạt động đốt rác của hộ gia đình và đốt tại các bãi thải) và khoảng 7 triệu tấn được cho là thất thoát vào môi trường.

Lan tỏa những hành động vì màu xanh bền vững của đại dương -0
Các đại biểu cùng thí sinh đoạt giải

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.