CBAM giúp các doanh nghiệp chuyển đổi xanh có được lợi ích kép

Thúc đẩy thị trường carbon được xem là chìa khóa hiệu quả để thúc đẩy các bên đẩy nhanh việc giảm phát thải khí nhà kính tại nước ta. Chính phủ đang theo đuổi mục tiêu phát triển thị trường carbon bắt buộc, vốn được chứng minh hiệu quả giảm phát thải. Song, để thí điểm vận hành sàn giao dịch carbon hiệu quả, đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các bên liên quan. 

Tổng giám đốc công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA TS. Nguyễn Phương Nam cho biết, liên quan tới cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu có hiệu lực từ tháng 10.2023, trong giai đoạn chuyển đổi từ giờ đến trước 2026 các doanh nghiệp có nhiệm vụ nộp báo cáo về CBAM. Đây là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong một số loại ngành hàng như sắt, thép, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng…

Việc cơ chế CBAM bắt đầu sẽ đánh thuế từ 2026 các hàng hóa và dự kiến giá sẽ dao động trong khoảng gần 100 đô la cho một tấn CO2 vượt quá mức, việc này cũng liên quan tới rủi ro. Đó là những doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu một chi phí nhất định để vào được thị trường châu Âu.

CBAM giúp các doanh nghiệp chuyển đổi xanh có được lợi ích kép -0
Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA TS. Nguyễn Phương Nam chia sẻ về vai trò doanh nghiệp trong vận hành sàn giao dịch carbon

Tuy nhiên, CBAM cũng là một cơ chế mới, nhưng không phải đột ngột để tránh đứt gãy sự cung ứng mà họ cảnh báo từ 2024 có hiệu lực, bắt đầu đánh thuế từ 2034 và sẽ có những liên quan tới thỏa thuận song phương.

Thế nên, về mặt nội hàm vấn đề thì không phải thuế đánh theo kiểu bắt buộc mà muốn dựa vào cơ chế để thúc đẩy chính quyền các quốc gia đang có hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu sẽ phải có thuế carbon, hoặc là những cơ chế định giá carbon tác động vào hàng hóa đó. Về trước mắt, giúp cho các hàng hóa của châu Âu được bảo vệ về lợi thế cạnh tranh, về dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp có sự chuyển đổi xanh được nhịp nhàng mà không bị đứt gãy.

CBAM không phải là nghĩa vụ, là cơ hội để cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, tránh được rào cản thương mại về mặt tín chỉ carbon, phát thải trên đầu sản phẩm. Trên cơ sở đó lại có tín chỉ carbon mua bán được.

CBAM sẽ giúp các doanh nghiệp chuyển đổi xanh có được lợi ích kép. Lợi ích kép là không chỉ từ đầu vào có được từ đầu tư xanh mà có được từ đầu ra. Nghĩa là sản phẩm xanh thì chắc chắn sẽ có giá trị hơn so với các sản phẩm thông thường. Tín chỉ xanh dần dần cũng sẽ có tác động ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng và hàng hóa mang tầm quy mô thế giới.

Dựa trên hiện trạng phát thải như Việt Nam đang làm cho hạn ngạch phát thải thì báo cáo CBAM từ giờ đến tháng 10.2025 cũng giúp cho châu Âu có được hạn ngạch phát thải trên sản phẩm. Về dài hạn, phải có tác động nhưng mà về ngắn hạn cố gắng có được báo cáo sát với doanh nghiệp mình.

Để gia nhập hệ sinh thái mua bán, trao đổi tín chỉ carbon, trên thế giới hiện nay có rất nhiều quy chế, không có cơ chế nào hoàn hảo cho tất cả vì mỗi quốc gia với nền kinh tế phát triển khác của mình sẽ tạo ra một hệ sinh thái hợp lý để giúp cho hoạt động mua bán tạo động lực đầu tư cho chính doanh nghiệp họ.

Theo TS. Nguyễn Phương Nam, các nước thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp và quy định, phương án nào, tín chỉ carbon nào hợp lý thì nhân rộng mô hình đó. Chúng ta còn 3 năm tới thí điểm, nên mình cũng sẽ đi từng bước dần dần và đánh giá thí điểm. Nếu không có thí điểm, về mặt pháp lý không có cơ sở thực tiễn điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật hợp lý.

Bên cạnh đó, khuyến nghị nhà nước là người bạn đồng hành tạo ra giá trị. Thông điệp này rất quan trọng, doanh nghiệp phải được nhà nước đồng hành, tạo điều kiện để có được nguồn lợi nhuận hoạt động chuyển đổi xanh chứ không phải một nghĩa vụ mà doanh nghiệp đang phải chịu đựng, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid -19 nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn, thách thức.

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.