Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV

Mang "hơi thở cuộc sống" vào nghị trường

Mang "hơi thở cuộc sống" vào nghị trường là phương châm hoạt động Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Bám sát phương châm đó, tại Kỳ họp thứ Sáu, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tiếp tục phát huy cao nhất trách nhiệm người đại biểu để chuyển tải nhiều nhất, hiệu quả nhất những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân.

Quan tâm đến “tiếng lòng” của nhân dân

Theo dõi hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV có thể thấy, các ĐBQH tỉnh luôn phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động. Mỗi đại biểu đều ý thức rõ trọng trách “người đại diện của nhân dân”, luôn quan tâm sâu sắc đến “tiếng lòng” cử tri đã gửi gắm. Điều này được thể hiện rất rõ trong từng ý kiến phát biểu cũng như tranh luận của các ĐBQH tỉnh qua từng phiên thảo luận, chất vấn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tham dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tham dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Đơn cử, trong phát biểu thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, bên cạnh đề nghị Chính phủ sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết KNTC. Trong đó, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống cho đại biểu dân cử và cán bộ, công chức tham mưu, giúp việc các Đoàn ĐBQH; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đơn thư sử dụng chung giữa các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH để thuận lợi hơn trong quản lý, lưu trữ, xử lý đơn thư và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết đơn thư.

Đại biểu đã có phát biểu rất ấn tượng, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu đối với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cử tri: khi gửi đơn, thư đến cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, người dân mong muốn được đôn đốc, giám sát việc giải quyết đã bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hay chưa?

Tại các phiên thảo luận hội trường, thảo luận tổ, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An luôn đóng góp nhiều ý kiến, chỉ rõ từng bất cập trong các luật, nghị quyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cử tri và nhân dân. Điển hình, thảo luận về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, các ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn, cơ chế, chính sách đặc thù về xây dựng sớm được thông qua, thực hiện thí điểm để chi trả, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh. Mục đích nhằm giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân và ổn định tình hình an ninh trật tự; tránh lãng phí trong chi ngân sách. Bởi, thực tế khi thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đã có rất nhiều đơn thư của người dân có nội dung đề nghị bồi thường. Trong đó, riêng tỉnh Nghệ An, đã có tới hơn 3.000 hộ dân có đơn khiếu nại, thậm chí rất nhiều đơn khởi kiện ra tòa liên quan đến vấn đề này. 

Đóng góp ý kiến chất lượng trong xây dựng pháp luật

Kỳ họp thường kỳ cuối năm của Quốc hội, nhất là các năm giữa nhiệm kỳ, khối lượng công việc rất lớn, tập trung nhiều vào nhiệm vụ lập pháp. Cụ thể tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật. Trong đó, nhiều dự án luật quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do đó, các ĐBQH tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng để đóng góp được nhiều ý kiến chất lượng nhằm hoàn thiện các dự án luật.

Điển hình, đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh băn khoăn khi dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV không còn quy định cho phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với đất ở được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1.7.2004 nhưng chưa xây dựng nhà ở và cũng không có các quy định về thu hồi, xử lý đối với loại đất này. Theo đại biểu, việc mở rộng đối tượng cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là các hộ gia đình, cá nhân được giao đất không đúng thẩm quyền vào mục đích để ở, nhưng vì lý do nào đó chưa xây dựng nhà ở thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là phù hợp, bảo đảm công bằng cho mọi đối tượng; đặc biệt là đối với những trường hợp chưa có nhà đã được cấp Giấy theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6.1.2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 42/2014/NĐ-CP.

Theo đánh giá của đông đảo cử tri, đề nghị giữ nguyên quy định nêu trên của đại biểu Minh sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Liên quan đến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - dự án luật có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người lao động, tại phiên thảo luận tổ, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, cần cân nhắc kỹ từng đối tượng đưa vào diện đóng BHXH bắt buộc, hay khuyến khích họ tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, các ĐBQH tỉnh Nghệ An đã phân tích cụ thể nhiều trường hợp, ngành nghề với những đặc thù công việc, mức lương, những ích lợi và thiệt thòi của từng đối tượng khi thuộc diện bắt buộc, hay tự nguyện… Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu nguyên tắc để cách tính đóng BHXH bắt buộc vừa đáp ứng mở rộng đối tượng, vừa hạn chế mức thấp nhất các doanh nghiệp cố tình chia nhỏ quỹ lương để giảm mức đóng BHXH...

Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều dấu ấn nổi bật, được đông đảo cử tri, nhân dân đánh giá cao. Thành công ấy có sự đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An. Bằng trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, các ĐBQH tỉnh đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ngày càng đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri, nhân dân toàn tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung.

Quốc hội và Cử tri

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.