50 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC:

Lữ đoàn 316 Đặc công ghi dấu lịch sử trong trận đánh bảo vệ cầu Rạch Chiếc

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, các chiến sĩ của Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động năm xưa bồi hồi nhớ lại trận đánh chiếm, bảo vệ cầu Rạch Chiếc để đón đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Trận đánh cầu Rạch Chiếc oai hùng

cau-rach-chiec-1.jpg
Cầu Rạch Chiếc xưa, nơi Lữ đoàn 316 Đặc công có trận đánh oai hùng để đón đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Tháng 3.1974, Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động được Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập, nhằm gấp rút cho những trận đánh có tính chất quyết định, trong đó có trận đánh chiếm, bảo vệ cầu Rạch Chiếc để đón đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang), nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 Đặc công - Biệt động cho biết, Lữ đoàn 316 được giao nhiệm vụ đánh chiếm, bảo vệ những cây cầu huyết mạch xung quanh thành phố để mở đường cho các cánh quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, trong đó có cầu Rạch Chiếc.

Chiếm giữ được cây cầu này sẽ tạo thuận lợi cho ta mở cửa áp sát thủ phủ của địch; đồng thời chọc thủng khu vực phòng thủ vòng ngoài của chúng.

Xác định rõ tầm quan trọng của cầu Rạch Chiếc nên đầu năm 1975, địch bố trí phòng thủ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt với nhiều tầng lớp kiên cố, trang thiết bị đầy đủ, lực lượng bảo an thường trực khoảng 400 tên, sẵn sàng phá hủy cầu khi có tình huống xấu.

Ngày được chọn đánh cầu Rạch Chiếc là rạng sáng 28.4.1975, vì dự định lực lượng tiên phong quân ta sẽ qua cầu Rạch Chiếc vào giải phóng Sài Gòn trong sáng đó. Tuy nhiên, trong trận quyết chiến tại cầu Sông Buông ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trước đó mấy ngày, quân địch đã đánh sập cây cầu này khiến quân ta phải mất thời gian làm lại cầu cho xe tăng qua. Vì vậy, thời gian đến cầu Rạch Chiếc bị chậm hơn so với dự kiến.

Các tiểu đoàn tiểu đoàn D81, Z22, Z23 với khoảng hơn 200 cán bộ, chiến sĩ chỉ có hai ngày để tập hợp lực lượng, bàn kế hoạch tấn công, nhiều đồng đội còn chưa biết hết tên nhau.

dai-ta-tu-cang.jpg
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang). Ảnh: H.K

Do mục tiêu thay đổi đột ngột, đêm 26.4.1975, ba đơn vị đã tổ chức trinh sát trận địa và sáng 27.4.1975 thông qua kế hoạch tác chiến và quyết tâm thư khẳng định toàn thể cán bộ chiến sĩ của 3 tiểu đoàn D81, Z22, Z23 kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ đánh và giữ cầu Rạch Chiếc, dù phải hy sinh đến người cuối cùng. Phương án tác chiến được chọn là chiến thuật đánh đặc công kết hợp với cường tập.

Bộ đội ta ngụy trang, bí mật tiếp cận mục tiêu dùng hỏa lực B40, B41, kết hợp thủ pháo, bộc phá bất ngờ tập kích các ụ hỏa điểm và sở chỉ huy địch, sau đó sử dụng tiểu liên kết hợp với bộ đội xung phong tiêu diệt binh lính ngụy chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn D81 được phân công đánh địch tại đầu cầu phía Nam (hướng từ Sài Gòn ra), còn Z22, Z23 được phân công đánh địch tại đầu cầu phía Bắc (hướng từ Biên Hòa vào).

Tuy nhiên, thực tế tại chiến trường có sự chênh lệch cả về lực lượng và vũ khí của ta với địch nên các chiến sĩ đặc công cũng chỉ cầm cự được suốt ngày 27.4. Đến khi thương vong quá lớn, cả đơn vị phải rút vào rừng dừa nước để chuẩn bị lực lượng tái chiếm cầu.

Cả ba đơn vị đặc công hy sinh 52 chiến sĩ (chủ yếu là của Z22 và Z23). Đến ngày 29.4, đơn vị nhận được lệnh tiếp tục đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, không cho quân địch phá, chờ đại quân tiến vào. Lúc này cả Z22 và Z23 còn 29 chiến sĩ tiếp tục chiến đấu được. Thời gian được chọn nổ súng là 3h15 ngày 30.4.1975.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Tàu, khi tiếp cận mục tiêu, anh em bàn nhau đánh như vậy thì sớm quá, do còn phải giữ cầu nên thống nhất thời gian nổ súng là 5h sáng. Đúng giờ, tất cả anh em đồng loạt nổ súng.

Do bị đánh bất ngờ và khoảng cách quá gần nên dù có quân số đông hơn nhiều nhưng địch nhanh chóng xuống tinh thần, chỉ bắn đáp trả chiếu lệ rồi bỏ chạy.
Chiếm được cầu, quân ta nhanh chóng bố trí lực lượng để chống phản kích. Đến 7h ngày 30.4.1975, xe tăng Quân đoàn 2 của ta qua cầu tiến vào trung tâm Sài Gòn.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu đánh giá, trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc là trận đánh rất quyết liệt do nằm ở gần Sài Gòn; quân địch tập trung lực lượng và vũ khí đông, cả trên không, dưới nước…

Đây là trận đánh quyết liệt nhất của Lữ đoàn 316 kể từ khi thành lập hồi tháng 3.1974. Sự hy sinh anh dũng đó đã đánh đổi lại kết quả là cầu Rạch Chiếc được giữ nguyên, chào đón 2 cánh quân (trong tổng số 5 cánh quân) tiến vào trung tâm Sài Gòn, góp phần cho chiến dịch nhanh chóng giành thắng lợi, giữ được gần như nguyên vẹn thành phố Sài Gòn.

Đổi thay đôi bờ Rạch Chiếc

cau-rach-chiec-3.jpg
Cầu Rạch Chiếc đã được thay mới bằng cầu bê tông hiện đại gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với 10 làn xe chạy, trở thành "nhịp cầu nối những bờ vui" trên tuyến giao thông huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung...Ảnh: Văn Dũng

Đã 50 năm trôi qua, nhưng Trung uý Nguyễn Đức Thọ, chiến sĩ đặc công nước thuộc tiểu đoàn Z23 trực tiếp tham gia trận đánh cầu Rạch Chiếc vẫn còn bồi hồi khi nhớ lại về những năm tháng hào hùng ấy.

Trung uý Thọ cho biết, mục tiêu ban đầu của D81, Z22, Z23 là chiếm đánh Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy ở Bến Bạch Đằng (nay nằm trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh). Lúc này, các đơn vị đã nhiều lần trinh sát, đắp sa bàn để tập đánh căn cứ Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy tại căn cứ Rừng Sác.

“Anh em ai cũng háo hức chờ ngày đánh trận cuối cùng, nhưng đột nhiên có lệnh từ cấp trên thay đổi mục tiêu, đơn vị không đánh Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy nữa mà bằng mọi giá đánh và bảo vệ bằng được cầu Rạch Chiếc, không để cho địch giật sập, để giữ đường cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn”, Trung uý Thọ nhớ lại.

Cũng theo Trung uý Thọ, lúc đó tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch là “thần tốc và thần tốc hơn nữa”. Mà muốn thần tốc thì phải giữ được hành quân của các đơn vị lớn, cho nên khi biết đánh để đón quân đoàn vào nên các chiến sĩ rất hào hứng, phấn khởi.

trung-uy-tho.jpg
Trung uý Nguyễn Đức Thọ bồi hồi nhớ lại những ký ức của trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc cách đây 50 năm. Ảnh: H.K

Khi đánh chiếm được cầu Rạch Chiếc, Trung uý Nguyễn Đức Thọ và các đồng đội vui mừng xen lẫn đau xót khi có quá nhiều chiến sĩ của ta hy sinh, chưa kịp nhìn thấy giây phút hoà bình.

Chiến tranh đã đi xa 50 năm, cầu Rạch Chiếc năm xưa nay đã được thay mới bằng cầu bê tông hiện đại gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với 10 làn xe chạy, trở thành "nhịp cầu nối những bờ vui" trên tuyến giao thông huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung...

Ngay sát bên là tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng đã được hoàn thiện và đưa vào vận hành. Đây là biểu tượng mới cho sự phát triển, đổi thay của thành phố mang tên Bác.

cau-rach-chiec.jpg
Khu vực cầu Rạch Chiếc nay đã đổi thay với diện mạo tươi đẹp, khang trang và hiện đại sau 50 năm giải phóng. Ảnh: Văn Dũng

Phía Nam cầu Rạch Chiếc nay thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức bên cạnh tấm bia nhỏ được dựng lên từ năm 2006 để tưởng niệm 52 chiến sĩ đặc công biệt động đã anh dũng ngã xuống trong trận chiến năm xưa là một Khu Công viên - Bia tưởng niệm mới được xây dựng rất khang trang trên khuôn viên rộng 12.000m2. Công trình được hoàn thành vào cuối năm 2015 gồm khu A là công viên bia tưởng niệm với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công" có diện tích 6.000m2, khu B là bến thả hoa giáp sông Rạch Chiếc và công viên cây xanh hành lang bảo vệ sông Rạch Chiếc.

Quốc phòng - An ninh

Công an Hà Nội bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc
Quốc phòng - An ninh

Công an Hà Nội bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thành công tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương phát biểu tại buổi giám sát.
Quốc phòng - An ninh

Bảo đảm khách quan, đúng quy định trong tuyển chọn công dân nhập ngũ

Giám sát tình hình thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hưng Yên kiến nghị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phát huy tối đa vai trò thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự, tăng cường chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp cơ sở; thực hiện các khâu, các bước tuyển chọn công dân nhập ngũ bảo đảm chặt chẽ, khách quan, đúng quy định định. Trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, việc báo cáo kịp thời khó khăn, vướng mắc trở nên cấp thiết, nhằm tránh gián đoạn quy trình và hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.

Lực lượng cảnh sát biển xây dựng thế trận lòng dân qua những hành động thiết thực, cụ thể. Ảnh: Đinh Ngà
Quốc phòng - An ninh

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên vùng biển Tây Nam

Với truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng, tinh thần nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 luôn xác định xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển ngày càng vững chắc, tạo cơ sở củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Phổ biến Luật Biên phòng đến gần 1.000 giáo viên, học sinh tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Quốc phòng - An ninh

Phổ biến Luật Biên phòng đến gần 1.000 giáo viên, học sinh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Gần 1.000 giáo viên và học sinh Trường THPT Dương Bạch Mai (huyện Long Đất) đã được Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Biên phòng Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, bồi đắp tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Quốc phòng - An ninh

Khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Chiều 14.4, nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ), Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Đỗ Quang Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực GGHB, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương
An ninh trật tự

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương

Trước tình hình tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng vào ban đêm, đặc biệt do vi phạm tốc độ, Đội Cảnh sát giao thông An Sương (TP. Hồ Chí Minh) đang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần kéo giảm tai nạn, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Thiếu tá Trần Văn Dũng cùng cán bộ, chiến sĩ băng rừng, vượt núi tuần tra, kiểm soát phòng ngừa, phòng chống tội phạm nhằm đảm bảo ANTT vùng biên
Quốc phòng - An ninh

Khi công an về với dân

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở các địa phương, vai trò của lực lượng công an, đặc biệt là những người đứng đầu công an các xã, luôn được xem là vô cùng quan trọng. Tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, gương điển hình Phó Trưởng Công an xã Quảng Trực - Thiếu tá Trần Văn Dũng, đã thực sự tỏa sáng trong công tác đảm bảo ANTT, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống an toàn của người dân.

Nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm – Liên hệ thực tiễn công tác Công an trên địa bàn Thủ đô
Quốc phòng - An ninh

Nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm – Liên hệ thực tiễn công tác Công an trên địa bàn Thủ đô

Chiều ngày 11.4, Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị “Nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm – Liên hệ thực tiễn công tác Công an trên địa bàn Thủ đô”. Giám đốc Công an thành phố Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng chủ trì hội nghị.

Công an Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
Quốc phòng - An ninh

Công an Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

Trong bối cảnh tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng có những diễn biến phức tạp, tinh vi, Công an tỉnh Bình Thuận đã mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, qua đó giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân. Các đợt cao điểm còn là thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, vì sự bình yên của cuộc sống, vì hạnh phúc của nhân dân.