Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe

Tại hội thảo “Phát triển giao thông đường bộ xanh hướng đến Net Zero 2050” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 18.6, các ý kiến cho rằng, dịch vụ chia sẻ chuyến xe mang lại lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Đi chung xe giúp giảm 27% lưu lượng xe trên đường. Do đó, nên thừa nhận mô hình này và bổ sung các quy định để quản lý hiệu quả, góp phần phát triển giao thông đường bộ xanh, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Phát triển hạ tầng đồng bộ cho xe điện

Giao thông vận tải là một trong những ngành phát thải carbon và khí metan lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng có nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân như xe ô tô, xe máy. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2023, Việt Nam có 5,4 triệu ô tô; 72 triệu xe máy đăng ký. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lượng khí thải thải ra môi trường. Việc cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng trong hành trình tiến đến Net Zero vào năm 2050.

Phát triển giao thông đường bộ xanh hướng đến Net Zero 2050
Các đại biểu tại hội thảo. Ảnh: Duy Thông

Thảo luận về các giải pháp giúp cắt giảm phát thải hiệu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các đại biểu cho rằng, chuyển đổi từ phương tiện sử dụng năng lượng hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch như xe điện, xe hybrid; tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng đang là trọng tâm hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có thêm các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích đưa xe điện, xe hybrid thay thế xe xăng trong hoạt động vận tải đường bộ. Cùng với đó, phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ như trạm sạc, cơ sở bảo dưỡng; đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng để phục vụ xe điện, xe hybrid khi lượng xe này được sử dụng nhiều.

Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe -0
Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Hồ Công Hòa chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Duy Thông

Ông Hồ Công Hòa, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, để phát triển xe ô tô điện, xe buýt điện, chính sách ưu đãi phải tập trung vào cơ sở hạ tầng sạc điện, trạm sạc pin. Về khía cạnh hạn chế xe xăng, chúng ta không cấm được, do đó cần tiếp cận theo cơ chế áp tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng tiêu chuẩn quy chuẩn xe xăng. Đồng thời, cũng cần có chiến lược chuyển đổi sang tâm lý tiêu dùng xanh cho người dân. 

Đi chung xe giúp giảm 27% lưu lượng xe trên đường

Đặc biệt, theo các đại biểu, kỷ nguyên công nghệ số và kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo đã mang đến các giải pháp mới, giúp lĩnh vực giao thông đường bộ đạt được hiệu quả kép - cả về kinh tế và môi trường. Thời gian qua, nhờ công nghệ số, nhiều hãng vận chuyển đã tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên trên tất cả lĩnh vực kinh doanh và vận hành. Ví dụ như các tính năng ghép đơn hàng để giảm các chuyến đi không cần thiết. Hoặc, dịch vụ chia sẻ chuyến xe không chỉ giúp hành khách tiết kiệm chi phí mà còn tăng hiệu quả vận hành của từng chuyến xe và từ đó giảm phát thải ở mức thấp nhất.

Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe -0
Nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Duy Thông

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội phân tích, việc đi xe ghép, xe đi chung phổ biến trên thế giới và thực tế loại hình này sẽ giảm sử dụng các phương tiện cá nhân. Theo BCG research, việc đi chung xe làm giảm 40% nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, giảm 27% lưu lượng xe trên đường.

“Từ Hà Nội về quê Nghệ An, tôi đi xe chung, xe ghép chỉ mất 600 nghìn đồng/2 người, thay vì thuê cả chuyến xe mất hơn 2 triệu đồng. Có thể thấy dịch vụ chia sẻ chuyến xe có ích thế nào với người đi xe và cả chủ xe”, ông Hồ Công Hòa, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội của CIEM nói.

Tạo điều kiện phát triển mô hình chia sẻ chuyến xe

Tuy vậy, dự thảo Luật Đường bộ hiện quy định: đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký hợp đồng vận tải hành khách với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Điều nghĩa là mỗi chuyến xe hợp đồng chỉ được chở một hành khách hoặc một nhóm khách duy nhất. 

Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe -0
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Duy Thông

Trên diễn đàn Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng núp dưới bóng xe hợp đồng để kinh doanh nhưng lại vô tình làm hạn chế một loại hình vận tải hành khách phổ biến ở nhiều quốc gia, đó là mô hình chia sẻ chuyến xe hợp đồng dưới 10 chỗ thông qua các nền tảng gọi xe trực tuyến. Vì vậy, đại biểu đề nghị nên điều chỉnh quy định này theo hướng vừa kiểm soát tình trạng “xe dù, bến cóc” nhưng vẫn tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động. Đây cũng là cách thiết thực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc dần tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển vận tải hành khách công cộng, giảm thiểu khí thải nhà kính và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của xã hội để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội, hiện nay, với xu thế công nghệ hoàn toàn có thể quản lý được dịch vụ chia sẻ chuyến xe. Công nghệ sẽ giúp ta giải quyết việc quản lý các ứng dụng công nghệ để giảm thiểu các rủi ro, vấn đề còn lại là cách chúng ta tiếp nhận thế nào từ góc độ hoạch định chính sách, ra quyết định và tổ chức thực hiện. “Tôi rất ủng hộ việc dùng công nghệ để quản lý, không nên cấm”, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội của CIEM, đồng tình.

Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe -0
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải TS. Khuất Việt Hùng chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Duy Thông

TS. Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trước đây có UberPool là dịch vụ đi chung, rồi các xe limousine. Trong Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ông cũng đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có ứng dụng (app) quản lý xe hợp đồng, limousine. Khi có app đó thì việc quản lý xe limousine hay loại hình tương tự không có vấn đề gì hết, ai đi vào app đó thì xe đến, quản lý rất thuận lợi. Xe limousine hiện nay hấp dẫn hơn, cạnh tranh hơn không chỉ là sự thuận tiện mà còn cạnh tranh về giá bởi vì họ trốn được thuế. Giờ có Grab và Be chúng ta thu được thuế, thậm chí chúng ta thu được thuế xe ôm (grabbike - PV). “Trong dự thảo Luật đường bộ, mong Quốc hội quan tâm, định hướng chỗ này để có đề xuất quản lý hiệu quả”, ông Hùng nói.  

Lợi ích đã rõ, cần có quy định phù hợp cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Duy Thông

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, các nước đã áp dụng mô hình này từ lâu, để ứng dụng thuận tiện cho người tiêu dùng, vì vậy từ góc độ nhà quản lý, cần quan tâm sớm để có quy định phù hợp. Về hạ tầng, ở các nước có làn đường riêng cho xe chở nhiều người (ví dụ trên 10 người); về người tiêu dùng cần được giảm giá; đối với chủ phương tiện, có thể có chính sách ưu đãi để giảm giá thành, chi phí, quản lý hiệu quả. Trách nhiệm của nhà quản lý đặc biệt quan trọng - nhà quản lý phải có góc nhìn nhìn đầy đủ, toàn diện, đồng bộ.

Từ lợi ích đã rõ của dịch vụ chia sẻ chuyến xe, các đại biểu cho rằng nên thừa nhận mô hình này và cần nhanh chóng bổ sung các quy định để quản lý một cách hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh Luật Đường bộ đang được thảo luận và sắp thông qua tới đây, từ đó nhằm góp phần phát triển giao thông đường bộ xanh, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xã hội

Bản hòa ca Tết Việt trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Xã hội

Bản hòa ca Tết Việt trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025

Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, được tôn vinh và tái hiện qua lăng kính sáng tạo hiện đại giữa lòng khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).

Đồng Nai: Thưởng Tết cao nhất 823 triệu đồng
Xã hội

Đồng Nai: Thưởng Tết cao nhất 823 triệu đồng

Đã có hơn 2.000 doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai công bố tiền lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó doanh nghiệp thưởng cao nhất là 823 triệu đồng dành cho vị trí tổng giám đốc ở một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

thăm mô hình trồng chè tại xã Bản Sen (huyện Mường Khương).
Đời sống

Lào Cai: Phấn đấu đến năm 2030 không còn hộ nghèo

Đây là mục tiêu được lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh tại phiên họp thường kỳ tháng 1.2025 nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ tháng 1 và cả năm 2025 của tỉnh. Tỉnh cũng đặt ra nhiều mục tiêu về xóa nhà tạm, nhà dột nát, tạo sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng "Số - Xanh - Hạnh phúc".

VEC tiếp tục chính sách giảm 2% thuế VAT mức giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc đến hết ngày 30.6.2025
Giao thông

VEC tiếp tục chính sách giảm 2% thuế VAT mức giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc đến hết ngày 30.6.2025

Năm 2024, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục duy trì ổn định, do thiệt hại nặng nề do cơn Bão số 3 gây ra đã ảnh hưởng lớn đến nhiều địa phương. Nhưng với nỗ lực của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), công tác quản lý khai thác, vận hành các tuyến cao tốc của VEC tiếp tục bảo đảm thông suốt, an toàn; hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hoạt động ổn định, hiệu quả.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên trao tặng 800 suất quà Tết Ất Tỵ 2025
Đời sống

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên trao tặng 800 suất quà Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 6 - 7.1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức trao tặng 800 suất quà Tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động và hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng; phòng, chống bạo lực trẻ em tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Đời sống

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn

Chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị, Cục PBGDPL phối hợp xây dựng kế hoạch, phát động phong trào thi đua trên toàn quốc; phát hiện, tôn vinh những mô hình hay, cách làm hiệu quả, lan tỏa những tấm gương điển hình trong hoạt động tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đặc biệt, đánh giá bối cảnh, tình hình để triển khai nhiệm vụ năm 2025 có trọng tâm, trọng điểm và có "điểm nhấn".

Người dân, doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính tại BHXH thành phố Hà Nội.
Xã hội

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội: Tập trung triển khai 5 nhóm tiện ích cải cách hành chính

Bám sát các nội dung cốt lõi của Đề án 06, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố, BHXH TP. Hà Nội đã và đang tập trung cải cách thủ tục hành chính, triển khai 5 nhóm tiện ích thiết thực, bảo đảm an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.