Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023

Lễ trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023 và Tổng kết đợt 1 cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi đã diễn ra sáng 27.2 tại Hà Nội.

Tại Lễ trao giải, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương cho biết, Ban Sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam nhận được 179 tác phẩm. Từ Hội đồng sơ khảo các chuyên ngành đến Hội đồng chung khảo, cuối cùng có 6 tác phẩm được chọn vào hàng ngũ giải thưởng năm 2023 của Hội.

Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023 -0
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023 được trao cho 3 tác phẩm văn xuôi; 1 tác phẩm thơ; 1 tác phẩm lý luận, phê bình và 1 tác phẩm văn học thiếu nhi. Ảnh: Đình Trung

Ở thể loại văn xuôi, 3 tác phẩm được chọn lọc từ 64 tác phẩm tham dự gồm: tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín của Nguyễn Một, tập truyện ngắn Một mùa hè dưới bóng cây của tác giả Nguyễn Tham Thiện Kế và tiểu thuyết Tuyệt không dấu vết của nhà văn Nguyễn Việt Hà.

Về thơ có 61 tác phẩm nhưng duy nhất tập Đồng sen tàn của Nguyễn Phúc Lộc Thành đạt số phiếu đồng thuận cao, được trao giải. Hội đồng bỏ trống hạng mục văn học dịch, dù nhận được 8 tác phẩm.

Có 24 tác phẩm văn học thiếu nhi, trong đó Cá Linh đi học của Lê Quang Trạng được trao giải cao nhất. Hạng mục Lý luận phê bình có 22 tác phẩm được đề cử, hội đồng thống nhất trao giải cho Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do (Phùng Ngọc Kiên chủ biên - Đoàn Ánh Dương).

Ở hệ thống giải thưởng Tác giả trẻ, từ 14 tác phẩm, hội đồng chọn trao giải cho tiểu thuyết giả tưởng Nhân sinh kép: sống hai cuộc đời của Đức Anh.

Sụt giảm số lượng tác phẩm của tác giả trẻ -0
Trao giải Tác giả trẻ 2023 cho tác giả Đức Anh. Ảnh: Đình Trung

Nhìn nhận chung về hệ thống giải thưởng năm 2023 và Giải thưởng Tác giả trẻ 2023, nhà văn Nguyễn Bình Phương cho rằng, số lượng tác phẩm tham dự xét giải thường niên về cơ bản vẫn ổn định, có sự phân bố khá đều ở hai thể loại thơ và văn xuôi, lý luận phê bình giảm hơn một chút so với mọi năm. Tuy nhiên, sự sụt giảm về số lượng đáng kể và đáng để suy nghĩ, phân tích chính là hạng mục giải thưởng Tác giả trẻ. 

Về Cuộc vận động sáng tác văn học đề tài thiếu nhi (2021 - 2025), đợt 1 tính đến hết 15.6.2023, theo nhà văn Nguyễn Bình Phương thành công nhất định là ở số lượng tác giả tham gia đông đảo, trải rộng khắp các vùng miền, có cả tác giả là người Việt sinh sống hoặc học tập ở nước ngoài.

Sụt giảm số lượng tác phẩm của tác giả trẻ -0
Trao giải A Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi cho tác phẩm văn xuôi ở dạng bản thảo "Mèo sinh ra đâu phải chỉ bắt chụp" của Dương Thị Thảo Nguyên. Ảnh: ĐT

Độ tuổi sáng tác phong phú, cao nhất là tác giả Huỳnh Sanh Châu 95 tuổi, thấp nhất là Kul Nguyễn 10 tuổi. Bên cạnh những cây viết thành danh, nhiều gương mặt mới, tác giả trẻ đem đến sinh khí mới như Dương Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Cẩm Hà, Mai Quyên, Nguyễn Phong Việt, Nguyễn Xuân Lai... Điều đáng mừng hơn cả là thể loại trước đây chưa được lưu tâm như giả tưởng và khoa học viễn tưởng đã có sự khởi sắc.

Đối tượng phản ánh trải trên biên độ khá rộng từ thiếu niên, nhi đồng đến mẫu giáo. Một số tác phẩm nổi bật được điểm danh như Những đôi mắt khoảng trời (Đào Quốc Vịnh), Rừng Việt Bắc (Lê Toán), Con cáo lửa (Pham Thanh Thúy), Cu Sáng - Cây ma (Nguyễn Xuân Lai), Đi bắt nỗi buồn (Nguyễn Thị Như Hiền), Sông vừa đi vừa lớn của Nguyễn Minh Khiêm...

“Điểm nổi trội nhất chính là việc đã hạn chế những bài học gượng ép, giáo điều to tát, chú trọng khơi gợi trí tưởng tượng trong từng chi tiết nhỏ của đời sống để giáo dục về nhân tính”, nhà văn Nguyễn Bình Phương chỉ rõ.

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã trao giải cho 16 tác phẩm, trong đó 1 giải A cho tác phẩm văn xuôi ở dạng bản thảo Mèo sinh ra đâu phải chỉ bắt chụp (Dương Thị Thảo Nguyên); 2 giải B cho bản thảo Hạt dẻ ơi, về nhà thôi (Nguyễn Thị Cẩm Hà), sách - thơ Dắt mẹ đi chơi (Đố mẹ, Dế mèn học chữ) của Mai Quyên; 5 giải C và 7 giải Khuyến khích.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.