"TỰ HÀO HÀNG VIỆT" "TINH HOA HÀNG VIỆT"

Lan tỏa niềm tự hào về giá trị truyền thống đặc trưng của sản phẩm Việt

Chiều tối 23.10, Lễ hội nước mắm lần đầu tiên tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chính thức khai mạc, với các sản phẩm nước mắm truyền thống, các món ăn đặc trưng vùng miền thu hút nhiều người dân đến tham quan mua sắm.

Lễ hội nước mắm truyền thống là một sự kiện ý nghĩa nhằm lan tỏa sản phẩm truyền thống Việt góp phần nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ tại thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh và tiến đến hàng hóa Việt Nam chinh phục người Việt Nam.

Lễ hội do Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA) cùng Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, các sở, ban ngành thành phố tổ chức. Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết, nước mắm không chỉ là gia vị đơn thuần mà còn là niềm tự hào về giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc.

Đây là cơ hội quý để quảng bá nước mắm truyền thống, sản phẩm mang đậm hương vị Việt đến đông đảo người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước mắm kết nối và mở rộng thị trường.

img-2033-9424-9814-5450.jpg
Du khách đến Lễ hội có cơ hội trải nghiệm hành trình nước mắm Việt và các sản phẩm nước mắm Việt Nam uy tín, chất lượng. Ảnh: A.L

Những hoạt động này góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho ngành nước mắm sản xuất phát triển theo hướng bền vững vừa bảo tồn những giá trị truyền thống vừa thích ứng yêu cầu của thời đại mới.

TP. Hồ Chí Minh luôn cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trong thúc đẩy phát triển các sản phẩm truyền thống, trong đó có nước mắm sẽ tiếp tục đi xa không chỉ trong nước mà ra thị trường quốc tế.

Thành phố sẽ tiếp tục điều kiện thuận lợi về chính sách, cơ sở hạ tầng hỗ trợ thương mại để ngành nước mắm truyền thống phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA cho biết, lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức với quy mô trên 150 gian hàng với nhiều hoạt động trải nghiệm các sản phẩm nước mắm truyền thống qua các món ăn đặc trưng vùng miền…Đặc biệt, các đầu bếp sẽ quảng bá văn hóa ẩm thực nước mắm truyền thống đến các cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài, chuyên gia ẩm thực quốc tế tại Việt Nam.

"Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến. Góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam"- bà Chi nói.

2272554-adb30a825494e7806ed18bee0c263357-1316-9798.jpg
Khách nước ngoài ấn tượng với ẩm thực phong phú tại lễ hội. Ảnh: LM

Theo bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, nước nắm truyền thống là hồn cốt của người Việt. Nước mắm truyền thống tại các vùng miền tuy quy trình khác nhau nhưng đều làm từ cá và muối.

“Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức ngay tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp người Việt sử dụng nước mắm truyền thống Việt Nam chính là bảo vệ văn hóa Việt, bảo vệ làng nghề. Đồng thời, tôn vinh những ngư dân bám biển bảo vệ ngư trường…”- bà Hồ Kim Liên chia sẻ.

Lễ hội với quy mô trên 150 gian hàng, được chia thành ba không gian.

Không gian triển lãm, trưng bày và giới thiệu nước mắm truyền thống, gia vị Việt được xếp đặt theo chủ đề.

Khách tham quan sẽ được tìm hiểu lịch sử, quy trình sản xuất nước mắm truyền thống, giá trị di sản làng nghề, văn hoá ẩm thực thông qua hình ảnh, phim, tài liệu…

Không gian trải nghiệm hành trình nước mắm Việt, khách tham dự có thể check in các cụm tiểu cảnh khu vực nước mắm truyền thống, không gian muối Việt, công cụ, dụng cụ, nguyên liệu,…

Không gian thương mại sản phẩm nước mắm truyền thống và phát triển đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong chế biến sâu các sản phẩm từ nước mắm truyền thống Việt Nam.

Khu vực ẩm thực vùng miền với các món ăn sử dụng nước mắm trong chế biến nhằm phục vụ thực khách đến trải nghiệm tại lễ hội.

Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm 50-70%, chủ yếu đến từ hàng triệu xe máy và ô tô sử dụng xăng dầu trên đường phố mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải xanh hóa những “trạm phát thải di động” gây ô nhiễm này.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đời sống

Tuyên Quang huy động toàn lực cho công tác giảm nghèo

Tại Tuyên Quang, những chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, tuyên truyền về giảm nghèo đã từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên của mỗi hộ nghèo.

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 49.000 tỷ đồng.
Đời sống

Chung sức, đồng lòng cụ thể hóa Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động mọi nguồn lực, tập trung nâng cao kết cấu hạ tầng, thu nhập người dân nông thôn cũng như tạo độ bao phủ cao về dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho người dân.

Công tác dân vận và phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đông đảo người dân hưởng ứng.
Đời sống

Dân vận khéo góp phần phát triển “tam nông”

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó không ngừng nâng cao đời sống của người dân và tạo diện mạo phát triển mới cho địa phương.

Thi công hầm số 3 dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
Giao thông

Người lao động cống hiến hết mình

Nghề "phu đường" dẫu vất vả nhưng rất tự hào khi các kỹ sư, công nhân được tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, ngày đêm âm thầm cống hiến hết mình, góp phần sớm nối huyết mạch cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau.

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024
Xã hội

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ (Ảnh: Thế Hùng)
Đời sống

Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo động lực giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ chú trọng, bám sát đến nguyện vọng của người lao động, nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024
Đời sống

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngày 23.10, Triển lãm Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (HanoiTex & HanoiFabric 2024) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.

Trẻ nam và nữ đều cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, kiến thức nhận biết hành vi xâm hại. Ảnh: Vân Anh
Xã hội

Hậu quả nặng nề của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Trên thực tế, những vụ xâm phạm tình dục trẻ em đều để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn cả về mặt tâm lý, khiến các em luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh, rất khó hòa nhập lại với cộng đồng. Là địa bàn tỉnh miền núi Tây Bắc, tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em ở Sơn La thời gian qua diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Xã hội

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng từ Chùa Ba Vàng vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị xã Đông Triều tổ chức tại nhà ông Nguyễn Viết Thướng - Thương binh hạng 4, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều).