Ủy ban Tài chính - Ngân sách:

Làm tốt vai trò tham mưu về tài chính - ngân sách, đề xuất xử lý hiệu quả nhiều vấn đề khó, chưa có tiền lệ

Năm 2023, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu trong các vấn đề về dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước, đặc biệt là giải quyết các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư, giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính về thu chi ngân sách, các cơ chế, chính sách đặc thù kiến tạo phát triển, thực hiện chương trình xây dựng pháp luật… Nhiều vấn đề khó, phức tạp, chưa có tiền lệ nhưng Ủy ban đã chủ động đề xuất, tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giải quyết hiệu quả.

Hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao nhiều việc khó, phức tạp, đòi hỏi gấp về thời gian 

Trong năm 2023, khối lượng công việc của Ủy ban và Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách được giao rất lớn. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề về tài chính, ngân sách theo chương trình, kế hoạch đã lớn hơn rất nhiều so với năm 2022, Ủy ban và Thường trực Ủy ban còn triển khai nhiều công việc phát sinh, đột xuất khác. Cụ thể, Ủy ban đã tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu của Quốc hội, các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Lãnh đạo Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách phát biểu các nội dung cần quan tâm tại phiên giải trình
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu tại một phiên giải trình

Dù vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban và Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc được giao, trong đó có nhiều nội dung khó, phức tạp, đòi hỏi gấp về thời gian đều đã được triển khai và hoàn thành đầy đủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, được Lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan và cử tri, dư luận đánh giá cao.

Trong công tác lập pháp, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 2 luật, 2 Nghị quyết của Quốc hội, 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tham gia xây dựng các nội dung trong Nghị quyết chung kỳ họp Quốc hội. Thường trực Ủy ban cũng chủ trì xây dựng báo cáo thẩm tra, báo cáo ý kiến, báo cáo tiếp thu, giải trình và dự thảo các nghị quyết của Quốc hội; các nghị quyết, thông báo ý kiến, thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với trên 35 đầu công việc về các nội dung trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; xây dựng trên 10 văn bản ý kiến tham gia của Ủy ban về lĩnh vực phụ trách.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, một điểm nhấn trong hoạt động của Ủy ban, Thường trực Ủy ban năm 2023 là công tác giám sát, khảo sát. Thường trực Ủy ban đã lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các nội dung trong Chương trình giám sát năm 2023 của Ủy ban, bảo đảm tiến độ theo đúng kế hoạch với chất lượng cao. Trong đó, giám sát chuyên đề của Ủy ban về việc thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu; tổ chức Phiên giải trình của Ủy ban về việc thực hiện kết luận, kiến nghị Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021 được cử tri, đại biểu Quốc hội đánh giá cao.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng chủ trì tham mưu xây dựng báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Hiện Ủy ban đang chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Tăng cường hoạt động giải trình, giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Để đạt được những kết quả nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, trước hết là do sự lãnh đạo sát sao của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp và chặt chẽ của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội trực tiếp phụ trách Ủy ban. Cùng với đó là tinh thần làm việc tích cực, chủ động, trách nhiệm, không kể thời gian làm thêm giờ, làm đêm, làm việc cả ngày nghỉ của cả tập thể Ủy ban, Thường trực Ủy ban và Vụ tham mưu, giúp việc; tiếp tục duy trì xây dựng Chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, chi tiết, tính chủ động, khoa học và kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ.

Làm tốt vai trò tham mưu về tài chính - ngân sách, đề xuất xử lý hiệu quả nhiều vấn đề khó, chưa có tiền lệ -0
Ủy ban Tài chính - Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 20 thẩm tra dự thảo Nghị quyết giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

Nhìn lại các hoạt động của Ủy ban trong thời gian qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho rằng, kết quả đạt được có đóng góp quan trọng từ tinh thần làm việc trách nhiệm, chủ động kết hợp nhiều hình thức làm việc linh hoạt của Thường trực Ủy ban, qua đó kịp thời đáp ứng những công việc đột xuất phát sinh. Ngoài ra, sự phối hợp tích cực từ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước cũng đã hỗ trợ Ủy ban, Thường trực Ủy ban hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong tình hình chung khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã duy trì và phát huy những thành tích đạt được, tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu trong các vấn đề về dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước, đặc biệt là giải quyết các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư, giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính về thu chi ngân sách, các cơ chế, chính sách đặc thù kiến tạo phát triển, thực hiện chương trình xây dựng pháp luật… Nhiều vấn đề khó, phức tạp, chưa từng có tiền lệ nhưng Ủy ban đã tham mưu, giải quyết hiệu quả.

Các dự án Luật do Ủy ban chủ trì thẩm tra đều đạt tỷ lệ tán thành cao, đặc biệt Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã tạo lập hành lang pháp lý mới, hiệu quả trong đấu thầu, quản lý về giá. Thường trực Ủy ban thực hiện phối hợp thẩm tra các dự án luật, nghị quyết một cách tích cực, có trách nhiệm, thể hiện quan điểm, chính kiến rõ ràng.

Nhấn mạnh yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban, phát huy trí tuệ của các thành viên Ủy ban và năng lực chuyên môn của Vụ tham mưu, giúp việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cần chủ động hơn, phối hợp chặt chẽ hơn, gắn kết các thành viên Ủy ban, không ngừng tìm tòi, đổi mới cách thức triển khai công việc; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước. Từng thành viên Ủy ban cần chủ động hơn nữa phát huy vai trò dẫn dắt, truyền tải thông tin, thông điệp của Ủy ban, nhất là với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những nội dung cần giải thích, làm rõ trong các dự án luật, nghị quyết để đi đến đồng thuận, thống nhất cao.

Trên cơ sở kế thừa và thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý, trong năm 2024 hoạt động của Ủy ban cần được tiến hành bài bản, chủ động hơn; thực hiện thêm nhiều chuyên đề, nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực phụ trách; tăng cường hoạt động giải trình tại Ủy ban và giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực thuế, tài chính…

Quốc hội và Cử tri

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.