Làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Bình Dương và Bình Phước làm rõ cơ sở pháp lý, phương án tách đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có Văn bản số 4850/VPCP-CN có ý kiến về phương án, phương thức thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành. Cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp thu ý kiến của các bộ về phương án đầu tư dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành.

Theo đó, tỉnh Bình Dương và Bình Phước cần làm rõ cơ sở pháp lý cũng như phương án tách hơn 7km đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập, sử dụng vốn đầu tư công và để tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Bình Dương và Bình Phước cần rà soát chi phí đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không quá 50%, đồng thời xác định nguồn vốn còn thiếu của các dự án thành phần.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để thống nhất sự phù hợp của dự án với quy hoạch toàn tuyến cao tốc theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 và cơ chế điều phối triển khai thực hiện dự án.

Chính phủ đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành -0
UBND tỉnh Bình Dương đề xuất tách đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành qua đoạn Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành nối TP. Hồ Chí Minh với Bình Phước đi các tỉnh Tây Nguyên và ngược lại, có tổng chiều dài khoảng 70km, gồm hai hợp phần là TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Thủ Dầu Một – Chơn Thành (Bình Phước).

Theo nghiên cứu trước đây của Bộ GTVT, dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành gồm có: đoạn tuyến nối cao tốc dài 8,6km từ nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP. Hồ Chí Minh) đến nút giao An Phú (vành đai 3 tỉnh Bình Dương); đoạn tuyến cao tốc từ nút giao An Phú đến quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Tổng chiều dài dự án là 68,7km, với 1,7km qua TP. Hồ Chí Minh, 60km qua Bình Dương và hơn 7km qua tỉnh Bình Phước.

Tháng 4.2022, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai toàn bộ dự án theo hình thức PPP, thay vì để Bộ GTVT làm.

Về phương thức đầu tư, tỉnh Bình Dương đề nghị sẽ triển khai dự án qua địa phận Bình Dương bằng một dự án riêng theo phương thức đầu tư công và PPP với tổng mức đầu tư khoảng 16.100 tỷ đồng.

Cụ thể, phần giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư khoảng hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện theo phương thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ. Phần xây dựng công trình có tổng mức đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP.

Việc tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập sẽ lợi thế hơn do huy động được nguồn lực tham gia của địa phương, bảo đảm thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và chủ động nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án.

Đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính, tính hấp dẫn đầu tư theo phương thức PPP đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Hiện tỉnh Bình Dương và Bình Phước đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá khả năng cân đối vốn ngân sách của các địa phương và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện theo phương án đề xuất nêu trên.

Giao thông

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ
Xã hội

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây ra sức tàn phá và thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của Nhân dân, làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, các công trình hạ tầng công cộng, trong đó đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, ứng phó sạt lở đất trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9
Giao thông

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9

Căn cứ vào tình hình mực nước tăng nhanh tại sông Đuống cũng như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tối 10.9, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống (Km9+667 tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng), và 2 nhánh liên quan đến giao thông thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.