Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Trị thảo luận tổ:

Làm rõ cơ sở các mức tăng lương với các nhóm đối tượng?

Chiều 25.6, thảo luận tại Tổ 9 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024, các ĐBQH đề xuất cần làm rõ một số vấn đề, trong đó có quy định tăng 15% lương với đối tượng nghỉ hưu.

Tại phiên thảo luận tổ, các ĐBQH cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc sẽ tăng lương cơ sở từ ngày 1.7.2024, tuy nhiên nêu rõ, cần có giải pháp tổng thể cho các vấn đề liên quan, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận và tránh nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương.

Làm rõ cơ sở nào quy định tăng 15% lương với đối tượng nghỉ hưu -0
ĐBQH Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) tham gia đóng góp ý kiến. Ảnh: Hạnh Nhung

Tham gia đóng góp ý kiến về nội dung này, ĐBQH Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) nêu vấn đề, chúng ta hiện đã thực hiện trên 4/6 nội dung theo đề án cải cách chính sách tiền lương và có 2 nội dung chưa thực hiện (xây dựng vị trí việc làm và xây dựng bảng lương mới).

Trong 4 nhiệm vụ đã thực hiện, theo đại biểu Trần Thị Thanh Lam, đối với lương hưu đề xuất tăng 15% thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, hiện đang đề xuất mức tăng 3,2 triệu đồng; đối với nhóm hưởng lương chưa tới 3,2 triệu đồng sẽ tăng lên 3,5 triệu đồng (tăng 300.000 đồng).

Tuy nhiên, với mức sống thực tế hiện nay thì số tiền này thật sự rất khó khăn và cần có sự chia sẻ, đại biểu thẳng thắn.

Với nhóm đối tượng thứ hai là nhóm trợ cấp xã hội, Chính phủ đề xuất tăng 38,9%. Đây là tỷ lệ rất cao, nhưng thực tế mức sống của người dân lại thấp, bởi họ thuộc nhóm người nghèo không có khoản trợ cấp nào ngoài trợ cấp này.

Do đó, đại biểu Trần Thị Thanh Lam đề nghị, Chính phủ cần có sự quan tâm đối với nhóm hưu trí, đặc biệt là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995 và nhóm trợ cấp xã hội để có điều chỉnh phù hợp với mức sống thực tế hiện nay.

Đồng thời, đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế, sắp xếp lại các vị trí việc làm thông qua trách nhiệm công vụ để tiến tới thực hiện thêm 2 nhiệm vụ mà hiện chưa thực hiện được.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam đề xuất cần tách riêng chi bảo đảm xã hội và chi đề án cải cách tiền lương, không nên gộp chung như đề xuất, để có sự phân định nguồn lực rõ và sâu sát hơn. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần quan tâm hỗ trợ các địa phương còn khó khăn, phụ thuộc vào ngân sách.

Làm rõ cơ sở nào quy định tăng 15% lương với đối tượng nghỉ hưu -0
ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) đề nghị làm rõ cơ sở xây dựng tỷ lệ phần trăm tăng lương đối với các nhóm đối tượng. Ảnh: Hạnh Nhung

Cơ bản đồng tình với các nội dung của Chính phủ, song ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) đề nghị làm rõ một số nội dung. 

Trước hết là về cơ sở xây dựng tỷ lệ phần trăm tăng lương với các nhóm đối tượng. Ví dụ, cán bộ, công chức tăng 30%, người nghỉ hưu tăng 15%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6% là dựa trên cơ sở nào?

Thứ hai, cần sớm có văn bản hướng dẫn kịp thời trong thực hiện 10% đối với quỹ tiền thưởng, vì nếu không sẽ rất khó thực hiện đúng theo tinh thần "tiền thưởng kèm theo lương".

Nhiều ĐBQH cũng thống nhất, đối với nhóm hưởng lương hưu chỉ tăng 15% cần làm rõ vì sao đề xuất mức này một cách rõ ràng, rành mạch để bảo đảm nguyên tắc điều chỉnh lương hưu phải bảo đảm tương quan cân đối, hài hòa, công bằng, bình đẳng, tạo sự đồng thuận nhất trong người dân.

Làm rõ cơ sở nào quy định tăng 15% lương với đối tượng nghỉ hưu -0
ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội cần quy định rõ việc sử dụng 10% quỹ khen thưởng. Ảnh: Hạnh Nhung

Liên quan đến quỹ khen thưởng 10%, theo ĐBQH Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh), trong Nghị quyết của Quốc hội cần quy định rõ dùng 10% quỹ lương cơ bản, thẩm quyền giao cho người đứng đầu để khen thưởng, thúc đẩy người lao động thì thực hiện như thế nào để bảo đảm hiệu quả. Và nên đặt thời hạn thực hiện ngay trong Nghị quyết của Quốc hội sớm nhất trong vòng 2-3 tháng (kể từ 1.7.2024).

“Sau khi thực hiện Nghị quyết cũng cần tổng kết, đánh giá, phân tích rõ, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương xem xét vấn đề, từ đó rút kinh nghiệm nhằm tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết trong thực tế”, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị.  

Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tháng 02/2025)
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tháng 02/2025)

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 05 đến ngày 07/02/2025, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp giao ban với các vụ, đơn vị

Sáng 4.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội (VPQH), tổng kết công tác tháng 1.2025 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 2.2025 của Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc họp - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản

Sáng 4.2, tại Nhà Quốc hội, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội về kết quả công tác tháng 1, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 2.2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các cơ quan dành thời gian theo dõi, giám sát việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó có Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, các luật về thuế để tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản.

toàn cảnh cuộc họp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội

Sáng 4.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội về kết quả công tác tháng 1, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 2.2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "95 năm - Ánh sáng soi đường"
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "95 năm - Ánh sáng soi đường"

Tối 3.2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. 

ảnh tạm nhé
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy cao độ các thành quả năm 2024 và tinh thần cống hiến cho công việc chung

Sáng nay, 3.2, (tức mùng 6 tháng Giêng), nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) và đầu xuân mới Ất Tỵ, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Văn phòng Quốc hội. 

đang để tạm nhé
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67

Sáng 3.2, nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2025) - mốc son mới để cả nước bước vào chặng đường phát triển mới, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn - ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội

* Kiểm tra công tác trực Tết nguyên đán tại Báo Đại biểu Nhân dân và một số đơn vị của Văn phòng Quốc hội

Sáng 28.1, (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân tại Đài tưởng niệm Các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội chúc Tết tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc Tết tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Tiếp tục chương trình thăm, làm việc tại TP. Cần Thơ, chiều 26.1 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động để "Tết đến mọi nhà"

Chiều 26.1 (tức 27 tháng Chạp), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 của dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo; công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn TP. Cần Thơ.