Khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Đào Công Lợi nhìn nhận, trong các năm tới, khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vì vậy, để việc triển khai chương trình hiệu quả, ngoài những khó khăn khách quan, các nhà trường, các giáo viên cần phải linh hoạt, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh học sinh.

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức Hội nghị đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.

Qua thực tế triển khai, theo đánh giá của các giáo viên và các nhà trường tại Nghệ An, chương trình mới có nhiều ưu điểm như bảo đảm tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình, bảo đảm tính tiếp nối liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học, bảo đảm yêu cầu tinh giản, thiết thực, cập nhật với xu thế hiện đại của thế giới, kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời, tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm có chọn lọc, có tính mở...

 Khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới -0
Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) được chọn thí điểm lớp mô hình tiên tiến từ năm học 2022-2023. Ảnh: Hồ Lài

Báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết, sau 3 năm triển khai, giai đoạn đầu của lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên toàn tỉnh được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.

Trong quá trình thực hiện, dù trong bối cảnh thiếu giáo viên nhưng nhiều huyện, thành, thị đã nỗ lực để tổ chức dạy học theo chương trình 2 buổi/ngày, 32 tiết/tuần, cho các khối lớp, 100% cơ sở giáo dục tổ chức dạy Tiếng Anh và Tin học cho học sinh lớp 3. Ngoài các môn học bắt buộc, nhiều địa phương đã tổ chức được nhiều nội dung tăng cường, các hoạt động ngoài giờ chính khóa.

Nhờ thực hiện chương trình mới, việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học mới có nhiều đổi mới. Giáo viên đã chú trọng thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, học thông qua chơi; các nhà trường đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhiều giải pháp phần mềm trong quá trình quản lý.

Việc lựa chọn sách giáo khoa theo chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” được đánh giá hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Qua đó, tạo điều kiện để các nhà trường, học sinh có nhiều sự lựa chọn để tìm bộ sách có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương.

Tại hội nghị, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu cũng đã phân tích những tồn tại, hạn chế, như tình trạng thiếu giáo viên dạy văn hóa. Hay chương trình mới bổ sung thêm một số môn học mới làm thay đổi nhu cầu về cơ cấu đội ngũ giáo viên, khiến việc bố trí giáo viên của các trường gặp khó khăn.

Trong quá trình triển khai, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, nhất là thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện là rất lớn, nhưng nguồn ngân sách đầu tư hạn hẹp, không đủ để cung ứng hoặc cung ứng chậm và chưa đồng bộ.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An Đào Công Lợi cho rằng, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới diễn ra trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao, sự nỗ lực của toàn ngành và sự cố gắng của các thầy, cô giáo việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong các năm tới, ngành Giáo dục cũng xác định những khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên sẽ tiếp tục tác động đến quá trình thực hiện chương trình mới. Vì vậy, để việc triển khai hiệu quả, ngoài những khó khăn khách quan, các nhà trường, các giáo viên cần phải linh hoạt, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tăng cường sinh hoạt chuyên môn liên trường. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác chuyển đổi số, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh học sinh.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đề nghị các địa phương cần phải xây dựng kế hoạch dạy học của các nhà trường đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thực hiện, giao quyền chủ động cho các giáo viên trong tổ chức dạy và học, lấy kết quả và sự tiến bộ của học sinh là thước đo đánh giá cuối cùng.

Về phía ngành sẽ tham mưu, tích cực tuyển dụng giáo viên để đảm bảo bố trí đủ 2 tiết/tuần, huy động mọi nguồn lực để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, ưu tiên mua sắm máy tính để học tin học, phòng học ngoại ngữ.

Giáo dục

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội
Giáo dục

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội khẳng định không có chủ trương yêu cầu phụ huynh, học sin, sinh viên, người dân lên cơ quan BHXH để cập nhật thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID. Người dân cần đề cao cảnh giác, phòng ngừa các hành vi mạo danh, lừa đảo.

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật
Giáo dục

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật

Với mong muốn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết và tạo một sân chơi đa quốc gia, ngày 2.11 vừa qua, iSMART Education đã đồng hành cùng trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) và trung học Northland Secondary School (Singapore) trong chương trình giao lưu văn hóa và trao đổi kinh nghiệm về học tiếng Anh. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và giáo viên 2 trường.

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024
Giáo dục

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024

Theo danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, ứng viên giáo sư ngành Toán học là người trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư năm nay.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh.

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp
Giáo dục

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3.11, Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Trường Đại học Văn Lang) tổ chức Workshop “Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu”. Chương trình thu hút hàng nghìn sinh viên tham dự.

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9
Giáo dục

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9

Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn toán khi có thông tin phản ánh giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, ngày 1.11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương kiểm tra, xác minh và đã công bố kết quả rà soát thông tin này. Đơn vị khẳng định không có việc lộ đề thi.