Khi nào nên cắt Amidan?

Viêm amidan là một bệnh lành tính, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn tới các biến chứng như viêm tấy áp xe quanh amidan, áp xe thành bên họng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa…

Ths.BS Nguyễn Thành Luân- Khoa Liên chuyên khoa Mắt- Tai mũi họng- Răng hàm mặt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Amidan (amidan khẩu cái) là tổ chức lympho lớn nhất ở họng miệng thuộc hệ thống vòng bạch huyết Waldayer (bao gồm V.A, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan lưỡi). Amidan có chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, khi đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.

Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại và xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại là xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử tạo thành các chấm mủ, giả mạc rất hôi bám trên bề mặt của amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần thành viêm mạn tính, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm nhiễm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm tái phát vùng họng miệng.

Khi nào nên cắt amidan? -0
(Ảnh: BVCC)

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mạn tính

Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong các khe hốc amidan và các dịch mủ tồn đọng gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như khô họng, ngứa họng, nuốt vướng, hơi thở thường xuyên hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng tốt.

Amidan quá phát: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như nuốt vướng, khó nuốt, thở khò khè hoặc ngủ ngáy to. Nếu amidan phì đại quá mức có thể gây ra các biến chứng tắc nghẽn như cơn ngừng thở khi ngủ, thay đổi cấu trúc sọ mặt và thay đổi tiếng nói (giọng mũi nghẹt)

Biểu hiện toàn thân: Amidan và niêm mạc thành họng, vòm miệng có hiện tượng xung huyết, trên bề mặt thấy những chấm mủ trắng hoặc vàng. Bệnh nhân có sốt nóng trong những đợt viêm cấp, sưng hạch bạch huyết vùng cổ, đặc biệt là hạch vùng dưới hàm sưng to, đỏ và đau. Số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng.

Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.

Viêm amidan gây biến chứng gì?

Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân sốt cao, đau họng, nuốt đau nhiều, nói giọng ngậm hạt thị, ăn uống kém, đau đầu, hơi thở hôi, chảy nước dãi do không nuốt được.

Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng amidan quá phát gây rối loạn nhịp thở, đồng thời có VA phì đại kèm theo sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu oxy gây ngạt thở, có cơn ngừng thở khi ngủ.

Các biến chứng xa do độc tố của vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa…

Viêm khớp cấp: Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

Khi nào nên cắt amidan?

Không ít trường hợp phụ huynh khi thấy con bị viêm amidan vài lần liền đưa con đến bác sĩ để yêu cầu phẫu thuật cắt amidan. Đây là quan niệm sai lầm.

Theo Ths.BS Nguyễn Thành Luân, trên thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế vì amidan có nhiều lợi ích đối với cơ thể trẻ em. Đa số các trường hợp viêm amidan thể nhẹ và không cần thiết phải cắt. Khi amidan bị viêm nhiễm nhiều, điều trị thuốc nội khoa ít hiệu quả khi đó amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể thì mới nên nghĩ đến phẫu thuật cắt bỏ. Người bệnh bị viêm amidan cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn, điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

BS Luân cho biết, chỉ định cắt amidan được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Viêm amidan mạn tính tái phát (tần suất viêm trên 7 lần trong một năm, 5 lần trong 2 năm liên tiếp hoặc 3 lần trong 3 năm liên tiếp) mà phải dùng kháng sinh mới khỏi.

- Viêm amidan quá phát gây tắc nghẽn đường thở, ngủ ngáy hoặc xuất hiện cơn ngừng thở khi ngủ.

- Viêm amidan gây nên những biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amidan, áp xe thành bên họng, biến chứng gần như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phổi hoặc biến chứng xa như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận….

- Ngoài ra, cắt amidan còn được chỉ định khi nuốt vướng hoặc nghi ngờ khối u amidan hoặc mở đường vào cho các phẫu thuật khác.

Các bác sĩ BVĐK tỉnh Phú Thọ lưu ý: Phẫu thuật cắt amidan có thể gây ra những biến chứng trong và sau mổ do nhiều nguyên nhân như gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Vì vậy, trước khi cắt amidan, bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Nếu có chỉ định, bệnh nhân nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật và chuyên môn để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.