Khánh bạc leng keng (Phần cuối) <br><i>Truyện ngắn của Hữu Vi </i>

      >>Khánh bạc leng keng (Phần một)

05-Khanh-bac-28108-300.jpg

      Tôi nín thở và chờ đợi. Rừng vắng lặng quá. Lúc này chỉ mong có tiếng động thân thuộc của loài côn trùng để xua đi nỗi sợ hãi đang ngày một lớn dần. Cảnh vật dần sáng lên khi vầng trăng cuối tháng ló dạng. Mảnh trăng nhô khỏi rặng núi đằng đông, thả xuống cánh rừng những luồng sáng mờ mờ thẳng tắp. Tôi đã lấy lại bình tĩnh, đưa mắt nhìn lên triền đồi, nơi có gốc cây còn nửa con trâu bị hổ ăn thịt vẫn nằm phơi xác. Tôi biết ông nội cũng đang nấp ở một xó rừng nào đó. Một mô đất hay bụi cây, mắt cùng dõi về một hướng như tôi.
      Mây đã tản hết và mọi vật sáng rõ như ban ngày. Dưới gốc cây cách chỗ tôi ngồi chừng hơn mười mét cặp sừng con trâu vẫn ghếch lên như khi nó nằm nhai cỏ. Bỗng nhiên tôi ngửi thấy mùi măng chua thối. Cảm giác đó đến bất chợt khiến tôi rùng mình chăm chú quan sát. Những loài sống ở rừng là kẻ giấu mặt tài tình. Ta phải biết quan sát và thật hiểu rừng thì mới nhận ra được chúng. Mùi măng chua thối mách bảo rằng kẻ săn mồi đang ở rất gần đây. Tôi căng mắt nhìn ra cũng chỉ có rừng cây im ắng xanh thẫm dưới trăng. Rừng vẫn bình yên chở che những điều bí mật. Rồi con hổ bất thần xuất hiện. Cảm tưởng nó vừa từ dưới lòng đất chui lên. Sau này tôi mới biết đó là hổ cái. Nó tiến đến bên xác con trâu ngó nghiêng hồi lâu rồi thản nhiên dứt thịt ăn ngon lành. Nó không hay biết thần chết đã chực sẵn chờ nó đến.
      Nàng bảo hay anh đừng lên rừng đi săn nữa nhé. Anh chỉ đi một tuần trăng thôi mà. Rồi lại về. Con ma rừng không vật nổi anh đâu. Tôi nói, mắt dõi về hướng con đập nước cuối dòng. Vừa qua cơn mưa, nước thượng nguồn đổ về tràn qua đập ào ạt suốt ngày đêm. Nàng lấy tay bịt miệng tôi. Anh không được nói gở. Mong sao các ngài không nghĩ ngợi gì mà xá tội cho anh. Tôi chỉ cười nhấc gùi nước lên vai cho nàng rồi cùng đi về làng. Năm nay lúa chín sớm. Từ ngày lễ cơm mới tôi đã phải về ở nhà nàng. Ra tết tôi kiếm đủ tiền cưới, nàng mới thực sự thuộc về tôi. Mẹ tôi cũng đang đợi ngày có con dâu. Tôi nhắc lại, chiều nay anh lên rừng với lão Coóng đấy. Nhưng tối qua em mơ lạ quá à. Ngừng một lúc lâu nàng tiếp lời. Em mơ thấy hai đứa mình cùng biến thành một thứ tiếng vang nghe đến chói tai như cái khánh bạc. Rồi cả hai đứa bay lên, em kêu mãi vẫn không dừng lại được. Tôi lại đùa. Ngủ nhiều thì mơ nhiều chứ sao. 
      Tôi mới được nhập phường săn nên không thể vắng mặt trong chuyến lên rừng này. Nếu không đi lão Coóng sẽ loại tôi khỏi hội săn bắn của lão ngay. Tục lệ đã quy định vậy.
      Tiếng súng vang lên. Tôi buông tay ngã ngửa ra sau, mắt nhắm nghiền. Chính sợi thừng ông nội buộc quanh người đã giữ cho tôi khỏi rơi xuống đất. Rồi tôi nghe tiếng ông hét lên bên tai. Mày làm sao vậy? Tôi vội mở mắt nhìn xuống. Ông lại tỳ súng lên cành cây nổ liền ba phát. Sau đó là tiếng con thú, nó rống lên vang động núi ngàn.
      Tiếng ông thản nhiên. Xong rồi. Tôi vịn lấy nhánh cây đu lên. Cái gì xong vậy nhỉ? Chết rồi. Hai con hổ. Ông nhắc lại. 
      Sau bữa rượu ăn mừng, cha tôi bỗng trở nên câm lặng không nói thêm một lời nào nữa. Ba ngày sau cha trốn đi không bảo với ai một lời. Tôi đi tìm khắp các xó rừng, gọi khản giọng nhưng biệt vô âm tín. Gần năm sau có người nói cha về ở tại một nông trường nơi đóng quân ngày xưa mãi tận miền nam xa tít. Mẹ tôi cất công vào đến nơi nhưng không ai biết cha tôi. Lại có người nói nhìn thấy cha trong một lần đi bắt ong. Họ bị một bầy vượn tấn công rồi cướp hết mật mang đi. Chúa bầy vượn ấy là một con dã nhân mặc áo vỏ cây nom mặt quen lắm. Một người bảo còn nhìn rõ cái sẹo to tướng án trán của ông ta. Thấy tôi hắn còn giấu mặt kia mà. Một người trong bọn cả quyết nói vậy. Thế là cả tuần liền, tôi bỏ học mang gạo xách nỏ lên rừng. Tôi đi tìm cha, lại gọi đến khản cả tiếng. Đáp lời tôi chỉ có tiếng vách đá và tiếng cú rúc ban đêm. Sau chuyến đi ấy tôi ốm một trận nhưng khi hồi phục tôi cũng không thiết tha gì chuyện đi tìm cha nữa. Cũng như ông nội, tôi dần quên cha.
      Tôi phát hiện ra con nai đang núp trong bụi cây dong riềng bên một lối mòn. Xem ra nó cũng khôn ngoan thật. Biết chọn nơi người ta ít ngờ nhất. Nó đã kiệt sức không còn có thể chạy trốn được nữa. Tôi đút con dao vào bao và mỉm cười trêu ngươi nó. Con vật nhìn tôi không hề run sợ. Dù sao thì ta đã cùng đường. Có lẽ nó nghĩ vậy. Cơn giận trong tôi chợt bốc lên ngùn ngụt. Tôi bổ tới túm lấy con nai trong tay. Con thú chỉ nặng hơn mười ký thịt giãy giụa yếu ớt. Tôi lại nhớ đến câu nói của ông nội. Con thú khi sa cơ cũng đớn đau, tuyệt vọng. Tôi đè nghiến con nai ra đất. Siết chặt cổ họng. Chỉ một lúc nó đã mềm nhũn.
      Nhìn vẻ mặt lão Coóng thì biết lão đang không vui. Tôi gặng hỏi lão mới nói con gấu trốn mất rồi. Thế là cả ngày hôm nay chỉ mệt người vô ích. Con nai cũng chết rồi, tôi nói, nó xổng ra và con đã giết nó. Lão chỉ gật đầu rồi vê thuốc nhồi vào cái tẩu ngồi tư lự chưa vội châm đóm. Toán thợ săn cũng bơ phờ vì mệt. Họ ngả người ra lán chờ tôi làm cơm. Một lúc sau tiếng ngáy của bọn họ đã vang lên như có đàn gấu đang gầm gừ tức giận. Tôi lặng lẽ ra sau lán làm thịt con nai. Mọi người đang đói nên tôi mổ lấy tim gan con thú làm trước. Mùi thịt rừng đánh thức những cái dạ dày đang đói. Bữa ăn được dọn ra trên những chiếc lá chuối làm mâm. Nhưng ai cũng thấy ngon miệng. Rượu vào lão Coóng bắt đầu hát một điệu quái gở nghe sởn gai ốc. Đó là điệu hát trong ngày lễ cầu hồn. Bài ca về những linh hồn chưa tìm được nơi nương náu. Anh con trai lão nghe thấy khó chịu mắng mấy câu rồi xách súng ra rừng. Hắn lẩm bẩm, tao phải kiếm con cầy bay ngày mai đổi món. Tôi cũng bỏ ra sau lán ngả đầu lên tảng đá ngả lưng. Lúc này cơn say đã dâng lên nhấn chìm tôi vào giấc ngủ.
      Có lẽ đã quá nửa đêm. Cái lạnh làm tôi tỉnh giấc. Trăng cuối tháng đã cao bằng cả con sào trôi lừng lững. Rừng im ắng như chưa từng có sự sống cỏ cây, chưa từng có ban ngày. Tôi ngồi dậy và ngắm nhìn thung lũng dưới trăng. Cơn say vẫn chưa chịu lui. Gió lạnh lại tràn đến. Con cú đêm vẫn rúc lên đều đều.
      Lúc đầu chỉ một con vượn can đảm nhất đàn từ mỏm đá nhảy xuống. Nó nhìn tôi một lúc lâu chắc để xác định đối thủ. Người tôi vẫn nồng hơi men. Tôi đứng nguyên tại chỗ đáp lại cái nhìn của con thú và nhận thấy vẻ nao núng trong mắt nó. Tôi tiến lên một bước, quả nhiên, con vượn bắt đầu đi giật lùi rồi nó quay đầu nhảy phắt lên mỏm đá. Tôi cũng rút vào lán cầm khẩu K44 đi ra. Đã không còn một con vượn nào nữa. Chắc chúng rút lên núi cao cả rồi. Tôi xách súng tiến về phía khe núi. Niềm vui thích của kẻ đi săn lại cộn lên khi cái lạnh dần xua tan hơi men trong người. Một lúc sau mồ hôi đã ướt đẫm vai áo. Tôi phăm phăm bước. Khoảng rừng trước mặt lúc này bỗng xao động như có luồng gió lớn tràn qua. Tôi thận trọng mở chốt an toàn, tay đặt lên cò súng, đón chờ cuộc tấn công của bầy vượn. Trên đầu, trăng vẫn bình thản soi rõ những mỏm đá bạc phếch.
      Cuộc tấn công đến từ phía tay trái. Một hòn đá sạt qua vai tôi lăn xuống vực. Tôi quay mũi súng về hướng kẻ vừa ném, dễ dàng nhận ra con vượn đang đứng bằng cả hai chân như người hiên ngang trên một phiến đá. Một tay nó vịn cái cây dây leo, một tay hình như vẫn thủ một hòn đá sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới. Tôi nhằm ức con thú, lẫy cò. 
      Phát đạn hất tung con vật ra sau. Nó ngã vắt người lên khối đá. Nó không ngã lăn xuống dốc như ý muốn của tôi. Tôi rút con dao rừng thận trọng đi lên chỗ con vượn. Bây giờ tôi đã nhìn thấy nó rõ hơn. Con vượn cao gần mét rưỡi, một tay vẫn nắm chặt một vật gì đó. Máu từ vết thương trên ức nó trào ra như xối. Một lúc sau nó gượng đứng dậy uể oải nhìn tôi. Hòn đá vẫn cầm chắc trên tay. Cuối cùng nó cũng vung tay lên chuẩn bị trút tất cả nỗi căm phẫn xuống đầu kẻ vừa bắn mình. Bàn tay nó rung rung. Bên tai tôi chợt vang lên một thứ thanh âm kỳ quái. Tiếng va của kim loại. Và tôi điếng người như thể vừa có luồng điện từ bàn tay con vượn truyền dọc sống lưng. Tiếng kêu của chiếc khánh bạc. 
      Con vượn vẫn bình thản nhìn tôi. Chiếc vòng bạc cầm gọn trong tay nó lắc lắc.
      Leng ken... leng... keng...

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.