Quốc hội thảo luận về kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước

Khẩn trương tổng kết thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon

Cần khẩn trương tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon, tạo điều kiện cho các địa phương có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh, giảm phát thải nhà kính... Điều này có ý nghĩa hơn đối với các địa phương có rừng và đa dạng sinh học như khu vực Tây nguyên, trong đó có Gia Lai.

Đó là đề nghị của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) tại phiên thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, chiều 29.5 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước.

Khẩn trương tổng kết thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon - 0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phát biểu tại Hội trường. Ảnh: Quang Khánh

Cải cách thực chất hơn nữa thủ tục hành chính

Đóng góp ý kiến thảo luận về kinh tế - xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh: Kỳ họp này, bên cạnh nội dung trong Báo cáo kinh tế - xã hội, lần đầu tiên Chính phủ có một báo cáo riêng về rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính (TTHC) gửi Quốc hội theo yêu cầu Nghị quyết số 103/2023 của Quốc hội. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của Bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp, hơn 18% quy định đã được cắt giảm, đơn giản hóa trên chỉ tiêu ít nhất 20% theo Nghị quyết 68 của Chính phủ; chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2023 đã tăng 12 bậc so với năm 2022.

Tuy nhiên, đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra: Hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh chưa đạt yêu cầu đề ra. Tỷ lệ hoàn thành việc phân cấp TTHC theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn khiêm tốn, mới đạt 29,5%. Trong đó, bên cạnh những cơ quan làm rất tốt, đạt tỷ lệ 100%, có bộ mới chỉ hoàn thành 4%. Đặc biệt, có một số bộ chưa phân cấp bất cứ TTHC nào mà rất nhiều TTHC trong đó có giai đoạn thực hiện 2022 - 2023.

Quá trình triển khai xây dựng, khai thác, ứng dụng, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư vào việc thực hiện TTHC còn nhiều khó khăn, vẫn còn đó 5 “điểm nghẽn” về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công, dữ liệu và nguồn lực cần phải tập trung tháo gỡ; 5 tỉnh, thành, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương chưa thành lập được Trung tâm phục vụ hành chính công; việc thực hiện TTHC trong quá trình chuyển đổi số cũng còn hạn chế do cơ sở dữ liệu chưa được liên thông, đồng bộ hóa.

Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2023 cho thấy, các vướng mắc về TTHC, quy định kinh doanh của doanh nghiệp ít được phản ánh trong các đề xuất cắt giảm của các bộ, ngành. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2023, gần 73% doanh nghiệp cho biết phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh trong 2023 do gặp khó khăn khi thực hiện các TTHC về đất đai, cao hơn rất nhiều so với mức 42,9% của năm 2022.

Với thực trạng như vậy, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm đẩy mạnh và cải cách thực chất hơn nữa việc cải cách TTHC (không chỉ giảm một vài giấy tờ trong hồ sơ, một vài ngày trong thời hạn thực hiện TTHC mà phải kiên quyết cắt những TTHC không cần thiết, không hợp lý); thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra trong Báo cáo của Chính phủ và kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội; làm rõ trách nhiệm, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các bộ, ngành địa phương không thực hiện đúng việc cắt giảm TTHC, điều kiện đầu tư kinh doanh đã được phê duyệt.

“Việc cắt giảm TTHC, phân cấp phải trên nguyên tắc gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện và tính khả thi, không cào bằng trong tất cả lĩnh vực và phải lắng nghe ý kiến của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là các đối tượng chịu tác động. Có như vậy, chúng ta mới thực hiện cải cách TTHC hiệu quả; xây dựng được nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn cho người dân, tổ chức, doanh  nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” -  ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh.

Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh

Khẩn trương tổng kết thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon - 0
Khu sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
..

Mang tâm tư, nguyện vọng của cử tri Gia Lai đến nghị trường, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương lưu ý: Luật Bảo vệ môi trường đã quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon, Chính phủ ban hành Nghị định số 06 quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn, chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.  

"Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho thấy, nước ta đã bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ các-bon rừng, thu về 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết có hơn 20 địa phương đã sẵn sàng nhưng chỉ 6 địa phương được thực hiện thí điểm về việc bán tín chỉ các-bon", đại biểu nhấn mạnh.

Theo quy định, từ năm 2025 phải thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon. Tuy nhiên, hiện nay để chuẩn bị cho việc thành lập và vận hành thị trường này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, thậm chí, còn không ít địa phương, doanh nghiệp đang lúng túng không rõ sẽ làm thế nào, triển khai ra sao, cần chuẩn bị những gì? Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 13 ngày 2.5.2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị các cơ quan cần khẩn trương tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm thời gian qua để triển khai thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tạo điều kiện cho các địa phương có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh, giảm phát thải nhà kính... Đặc biệt, điều này càng rất có ý nghĩa đối với các địa phương có rừng và đa dạng sinh học như khu vực Tây nguyên, trong đó có Gia Lai với Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Về việc phân bổ vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, theo đại biểu một trong những hạn chế trong đầu tư công. Hiện nay, còn một lượng vốn ngân sách Trung ương lớn chưa được phân bổ. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên phân bổ cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông đường bộ cao tốc đã có trong quy hoạch, dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 như: cao tốc Pleiku, Gia lai – Quy Nhơn, Bình Định, không phụ thuộc vào đầu tư công hay PPP.

Chính trị

 Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sáng 20.4, tại khu A3, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận và đưa 6 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tham dự chương trình.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975
Chính trị

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”

Tối 19.4, tại Tây Ninh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại” do Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025); 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19.8.1945-19.8.2025).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).