Khám phá thế giới:Nghệ thuật vẽ tay Henna – Nét huyền bí của phương Đông

Nghệ thuật vẽ tay Henna là một bộ môn hội họa mang đặc trưng văn hóa phương Đông huyền bí. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết Henna trên các xác ướp Ai Cập cách đây hơn 5 nghìn năm. Sự cuốn hút của Henna không chỉ là những nét họa tiết đẹp mắt mà còn ở những thông điệp tư tưởng về đời sống tâm linh... Hiện nay, Malaysia và Ën Độ là hai quốc gia nổi tiếng nhất với nghệ thuật này...

Henna bắt nguồn từ từ Hina trong tiếng Ả rập. Đây là cây lá móng, chủ yếu được sử dụng cho mục đích vẽ tranh cơ thể và làm đẹp. Trong tiếng Ba Tư, Henna được gọi là Lawsonia inermis, một loài cây có hoa, rậm rạp, đầu tiên được tìm thấy ở Australia, châu Á và dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của châu Phi. Henna còn được gọi là Mehndi trong tiếng  Ën Độ. Những thiết kế phức tạp được các cô dâu mới vẽ lên tay như là một phần trong nghi thức cưới hỏi, đánh dấu thời kỳ quá độ chuyển thành đàn bà và tán dương hôn nhân. Thực tế, nghệ thuật henna đã được khắc họa nổi bật trong một số tích truyện cổ. Nữ thần  Parvati, vợ thần Hủy diệt Shiva trong  Ën Độ giáo cũng sử dụng henna để làm vui lòng chồng.

Những cái tên khác nhau của Henna trong ngôn ngữ cổ xưa có hàm ý, nghệ thuật này có hơn một nguồn gốc khám phá và cách thức sử dụng khác nhau. Vẽ Henna được coi là nghi lễ thiêng liêng và là một hình thức thờ phụng trong nhiều nền văn hóa đa dạng ở châu Phi,Trung Đông và  Ën Độ...

Người Do Thái, người Hồi giáo, Hindu, Cơ đốc giáo và Zoroastrians đều ưa chuộng henna. Henna được sử dụng vào những dịp đặc biệt như ăn mừng chiến thắng, ngày em bé ra đời, nghi lễ cắt bao quy đầu ở một số vùng, mừng sinh nhật, đám cưới. Cứ nơi nào có niềm vui là henna xuất hiện. Henna được coi như là lời chúc tốt lành, may mắn, hạnh phúc và sắc đẹp.

Hình vẽ Henna chỉ mang tính tạm thời. Màu nâu đỏ của lá móng sẽ phai bớt khi da tiếp xúc với nước, nhưng không hoàn toàn biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Theo truyền thống, Henna được vẽ ở tay và chân nhưng ngày nay nó đã phát triển hơn khi được trang trí ra các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn, henna  Ën Độ chỉ được vẽ ở tay trong khi phụ nữ Malaysia ngoài tay, còn thích vẽ lên chân hay bất kì vùng da nào trên cơ thể. Nghệ thuật vẽ Henna được thực hiện với các thiết kế khác nhau và ở mỗi khu vực lại có phong cách riêng. Trong khi thiết kế  Ën Độ có hoa nhiều hơn, tại các nước Ả Rập thiết kế Henna có nhiều đường dây và hình dạng phá cách.

Lá móng được sấy khô và nghiền thành bột, sau đồ thành bột nhão mịn trộn cùng một số chất có nồng độ axit như nước chanh. Ngày nay, các mẫu vẽ henna nghệ thuật ngày càng trở nên phức tạp, cầu kỳ, bổ sung nhiều chi tiết và thậm chí được đính thêm các hạt lấp lánh bằng đá quý, vàng, bạc hay pha lê để trông hấp dẫn hơn. Mầu sắc không chỉ dừng ở mầu nâu đỏ nguyên thủy mà còn có các màu sắc khác đa dạng hơn. Bản thân các hình vẽ không mang tính tạm thời nữa mà nhờ cách pha chế mới, nó hoàn toàn có thể giữ được cả tháng trên cơ thể hoặc trở thành hình xăm vĩnh viễn.

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.