Khai mạc trưng bày "Văn hóa nhà Trần và Phật giáo Yên Tử"

Ngày 29.11, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa nhà Trần và Phật giáo Yên Tử” tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Văn hóa nhà Trần và Phật giáo Yên Tử -0
Khách tham quan trưng bày. Ảnh: Nguyễn Dung

Trưng bày gồm hai không gian chính. Không gian thứ nhất trưng bày gần 200 tư liệu, hình ảnh, biểu đồ, tài liệu, hiện vật. Khu trưng bày có những hiện vật là bảo vật quốc gia thuộc văn hóa nhà Trần và Phật giáo Yên Tử như: Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

Ngoài ra, khu trưng bày còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh các giá trị đặc trưng của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn Kiếp Bạc; giới thiệu tiêu chí lựa chọn xây dựng hồ sơ đề cử di sản “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn Kiếp Bạc”. 

Ở không gian thứ hai là hoạt động trải nghiệm về văn hóa in, dập mộc bản trên giấy dó. Các đại biểu, du khách, học sinh sẽ được trải nghiệm về việc in, dập mộc bản. Đây là hình thức lưu giữ văn hóa và truyền bá tri thức có từ lâu đời.

Văn hóa nhà Trần và Phật giáo Yên Tử -1
Trải nghiệm in, rập mộc bản trên giấy dó. Ảnh: Nguyễn Dung

Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh Đỗ Quyết Tiến cho biết, điểm nhấn của khu trưng bày là các hiện vật, tài liệu minh chứng khác biệt của một nền văn hóa vẫn đang tồn tại. Khu trưng bày còn là ví dụ nổi bật về truyền thống định cư, sử dụng đất hoặc biển đảo đại diện cho nền văn hóa hoặc sự tương tác của con người với môi trường, tạo nên nền văn hóa đặc sắc, bền lâu.

Theo Ban tổ chức, chuyên đề lần này phần nào làm sáng rõ giá trị lịch sử, văn hóa nhà Trần, tư tưởng và các di sản của đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói riêng trong hệ thống các giá trị lịch sử nhà Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.