Huyện Quế Phong, Nghệ An: Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở và đất sản xuất

Ngày 7.11, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nghệ An khảo sát kết quả thực hiện Dự án 01, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các xã Tiền Phong, Hạnh Dịch, huyện Quế Phong. Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn.

Làm việc tại UBND xã Tiền Phong và UBND xã Hạnh Dịch, Đoàn khảo sát đã nghe báo cáo của UBND xã về kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án; trao đổi trực tiếp với một số hộ dân thuộc diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nguyên nhân, thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, về cách thức triển khai thực hiện, định mức hỗ trợ và hiệu quả dự án mang lại.

Trong năm 2023, xã Tiền Phong có 2.032/2.345 hộ đồng bào DTTS, trong đó có 288 hộ thiếu đất ở, 471 hộ thiếu đất sản xuất, 205 hộ thiếu nhà ở hoặc nhà ở dột nát đã đăng ký hỗ trợ, trong đó đã xây dựng mới và lắp ghép hoàn thiện 159 hộ… Còn xã Hạnh Dịch có 817/825 hộ đồng bào DTTS; năm 2023, có 10 hộ đăng ký hỗ trợ đất ở, 71 hộ đăng ký hỗ trợ đất sản xuất, 264 hộ đăng ký hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, các nội dung hỗ trợ đang trong quá trình thực hiện, chưa có kết quả.

Huyện Quế Phong, Nghệ An: Hơn 600 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và hơn 1.500 hộ thiếu đất sản xuất -0
Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Hiền phát biểu

Theo thống kê sơ bộ, huyện có 648 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và 1.567 hộ thiếu đất sản xuất. Trong năm 2022 và 2023, tổng nguồn ngân sách Trung ương bố trí trên 24 tỷ đồng để thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án đến nay: Đang hoàn chỉnh hồ sơ phê duyệt hỗ trợ đất ở cho 10 hộ, theo định mức 40 triệu đồng/hộ; hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 26 hộ, đang xây dựng 67 nhà ở, chuẩn bị khởi công xây dựng 2 nhà ở cho các đối tượng thụ hưởng chính sách; đang rà soát lại đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo định mức có nhu cầu chuyển đổi nghề để thực hiện hỗ trợ theo quy định; đang thi công xây dựng 3 công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí 7.300 triệu đồng; cấp 106/162 bồn nước cho 106 hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán từ nguồn kinh phí năm 2022,…

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện dự án tại các xã và trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Việc thông tin, tuyên truyền dự án tới người dân đạt hiệu quả chưa cao; việc rà soát đối tượng hỗ trợ của một số đơn vị, địa phương còn nhiều lúng túng, kết quả thiếu chính xác, phải rà soát lại nhiều lần; quỹ đất để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất còn ít, khó đáp ứng nhu cầu đăng ký hỗ trợ từ các hộ dân,...

Huyện Quế Phong, Nghệ An: Hơn 600 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở và hơn 1.500 hộ thiếu đất sản xuất -0
Toàn cảnh buổi làm việc

Các thành viên Đoàn khảo sát đề nghị các xã hoàn thiện báo cáo, rà soát lại chính xác số liệu các hộ thiếu đất ở, nhà ở, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt. Rà soát, thống kê quỹ đất để thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và những kiến nghị đề xuất liên quan.

Kết luận tại các buổi làm việc, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân đề nghị lãnh đạo các xã quan tâm quán triệt phổ biến về các nội dung dự án; Tăng cường tuyên truyền Nhân dân bảo vệ quỹ đất, rừng; UBND các cấp thực hiện rà soát, tổng hợp số liệu từ các chương trình khác nhau đang triển khai trên địa bàn liên quan đến 4 nội dung hỗ trợ: Đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Nhu cầu và phương án giải quyết trong thời gian tới để bổ sung hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn khảo sát trước ngày 9.11.2023; Đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hoàn thành các nội dung dự án theo kế hoạch.

Hội đồng nhân dân

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.