Hướng đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai cho biết, năm 2022, toàn tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra và xử lý 126 trường hợp giết mổ không phép trên địa bàn, tổng số tiền xử phạt các cơ sở vi phạm là 743 triệu đồng và tiêu hủy, xử lý nhiệt gần 15 tấn sản phẩm động vật.

Người tiêu dùng thực hiện truy xuất nguồn gốc các loại thịt bằng điện thoại thông minh tại Co.op Mart Biên Hòa. Nguồn: ITN
Người tiêu dùng thực hiện truy xuất nguồn gốc các loại thịt bằng điện thoại thông minh tại Co.op Mart Biên Hòa. Nguồn: ITN

Tại tỉnh Đồng Nai, mặc dù thiếu về số lượng cơ sở giết mổ được đầu tư theo quy hoạch nhưng đa số các cơ sở giết mổ được cấp phép đang hoạt động không hết công suất, thậm chí cầm chừng vì không cạnh tranh được với giết mổ lậu do các dây chuyền giết mổ hiện đại hoạt động sẽ tốn gấp hai đến ba lần chi phí vận hành. Trong khi đó, nguồn gia súc, gia cầm cung cấp đi thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận chủ yếu là động vật sống, chủ yếu xuất con đem giết mổ ở các tỉnh, thành tiêu thụ.

Đồng Nai đã quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 58 cơ sở giết mổ. Nhưng hiện tại, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, ngành thú y đang quản lý 45 cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó có 40 cơ sở thuộc mạng lưới giết mổ tập trung và 5 cơ sở giết mổ tạm thời với công suất giết mổ bình quân 1 ngày từ 1,9 - 2,1 ngàn con heo, 37 - 40 ngàn con gà, 50 - 60 con trâu, bò.

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giai đoạn 2021 - 2030, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành. Như vậy, truy xuất nguồn gốc là xu thế của cả sản xuất nông sản trong nước chứ không chỉ với hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh đã triển khai dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.160 cá nhân, tổ chức đã đăng ký tham gia dự án và được cấp tài khoản gồm: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, cơ sở giết mổ heo…

Đặc biệt, hầu hết các cơ sở giết mổ heo được cấp phép trên địa bàn tỉnh đều đã đăng ký tham gia dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn. Trước đó, nhiều cơ sở giết mổ đã tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cung cấp vào thị trường TP. Hồ Chí Minh là điều kiện thuận lợi để triển khai dự án mới này. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có hơn 34 ngàn con heo được đeo vòng và dán tem truy xuất nguồn gốc; trên 1,1 ngàn trang trại đã khai báo chăn nuôi trên phần mềm quản lý chăn nuôi Te-food (đạt tỷ lệ khoảng 69,5%). Phần mềm quản lý chăn nuôi Te-food ứng dụng công nghệ 4.0 truy xuất nguồn gốc để quản lý đàn chăn nuôi và thu thập, xử lý thông tin chống dịch bệnh khẩn cấp được triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh vào năm 2019. Đây là mô hình được tỉnh tập trung nhân rộng và đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi tham gia. Hiện mô hình này đang tiếp tục được nhân rộng, ứng dụng vào các trang trại và hộ chăn nuôi gia đình.

Cùng với đó, việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiện đã được nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ triển khai, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, như: thịt heo, thịt gà, rau, củ, quả… Với các mã QR được gắn trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tra cứu thông tin cùng các tiện ích đi kèm, như: thông tin về trang trại, thú y, điểm bán lẻ, thức ăn, tiêm chủng, chu trình xử lý, giết mổ của thực phẩm… bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh một cách đơn giản; giải pháp này được người tiêu dùng phản ánh tích cực và sẽ được nhiều đơn vị bán lẻ nhân rộng thời gian tới.

Địa phương

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang
Địa phương

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang

Lấy cảm hứng từ chiếc đó truyền thống của ngư dân, Nhà hát Đó tại Libera Nha Trang không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc bản địa độc đáo mà còn trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo, thu hút đông đảo du khách. Với chương trình biểu diễn "Rối Mơ" kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, nhà hát góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế, tạo điểm nhấn mới cho du lịch Nha Trang.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.