Hưng Yên: Sẵn sàng cho Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ngày 28.5, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh, TP Hưng Yên, Ban Tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” tỉnh Hưng Yên năm 2024 tổ chức tổng duyệt các nội dung chương trình Hội thi.

Tới dự chương trình tổng duyệt có Đại tá Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh…

Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 58/KH-BCA-C07 ngày 2.2.2024 của Bộ Công an về việc tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” toàn quốc năm 2024, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức hội thi cấp huyện, cấp tỉnh bảo đảm mục đích, yêu cầu, thành phần, thời gian thực hiện.

Hưng Yên: Sẵn sàng cho Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ -0
Nguồn ảnh: Công an tỉnh Hưng Yên

Từ những nhiệm vụ được giao, Công an tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương huy động lực lượng, phương tiện, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Trong đó, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, lực lượng phục vụ Hội thi đều được chuẩn bị chu đáo và bảo đảm hỗ trợ kịp thời cả về nhân lực, tinh thần cho các vận động viên.

Hội thi năm nay có 10 đội tuyển đại diện cho 10 huyện, thị xã, thành phố với 80 vận động viên. Các đội sẽ tham gia 2 phần thi, gồm: phần lý thuyết trả lời câu hỏi về kiến thức phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phần thi thực hành chữa cháy, cứu người, di chuyển tài sản đối với loại hình nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Nội dung thi thực hành sát với tình huống thực tế, đòi hỏi mỗi thành viên phải có thể lực tốt, sử dụng thành thạo các trang thiết bị, triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hiệu quả trong thời gian nhanh nhất, bảo đảm an toàn cho bản thân và các thành viên trong đội.

Hội thi được đánh giá là một sự kiện quan trọng nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, cứu người và cứu tài sản cho các thành viên trong các hộ gia đình thuộc “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”. Đây là dịp để đưa hoạt động của “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” tại các địa phương đi vào thực tế và phát huy phương châm “4 tại chỗ” trong việc xử lý tình huống cháy, nổ tại khu dân cư.

Tại buổi tổng duyệt, Ban tổ chức đã đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ ra những vấn đề cần phải chỉnh sửa, bổ sung kịp thời để lễ khai mạc và hội thi diễn ra thành công tốt đẹp.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.