Hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không ?

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Ba, QH Khóa XIII, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Trong các ý kiến thảo luận ở Hội trường, về cơ bản các ĐBQH đồng tình với các nội dung của Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Các đại biểu đều thống nhất rằng, việc sửa đổi Luật lần này nhằm mục đích thể chế hóa đầy đủ hơn quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế hợp tác xã, góp phần hoàn thiện khung pháp lý để hợp tác xã hoạt động đúng bản chất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời khuyến khích những đối tượng yếm thế hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia hợp tác xã để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
 
Đi sâu vào các vấn đề cụ thể, nhiều ĐBQH còn băn khoăn về định nghĩa hợp tác xã, về nguyên tắc tổ chức hoạt động của hợp tác xã, về tỷ lệ đóng góp vốn và cách thức phân phối thu nhập đối với các thành viên hợp tác xã và các chính sách ưu đãi đối với loại hình kinh tế này.
 
Thảo luận về bản chất của hợp tác xã, Các ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp (TP Cần Thơ), Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng), Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) và đa số ý kiến của các đại biểu phát biểu đều thống nhất như dự thảo Luật, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, tự chủ, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) lại cho rằng, bản chất của hợp tác xã là một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế xã hội, một hiệp hội mang tính chất kinh tế, xã hội. ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nhận định, dự thảo Luật không quy định hợp tác xã là doanh nghiệp nhưng xét về bản chất của các quy định hoạt động của hợp tác xã cho thấy bản chất doanh nghiệp của loại hình kinh tế này. Đại biểu cho rằng, cần khẳng định hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng riêng, mà mỗi thành viên đều có ý kiến và quyết định hoạt động chung mà không phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn.
 
Về quy định góp vốn của thành viên hợp tác xã, nhiều đại biểu đồng tình quy định như dự thảo luật, vốn góp tối đa của thành viên không vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng quy định này sẽ góp phần thu hút nhiều thành viên tham gia hợp tác xã, đồng thời bảo đảm nguyên tắc hợp tác xã phục vụ lợi ích thành viên mà không phụ thuộc vào vốn đóng góp. Tuy nhiên, cũng có đại biểu đề nghị không quy định mức góp vốn của thành viên hợp tác xã, để phát huy khả năng huy động vốn, quan trọng là bình đẳng không phụ thuộc vốn góp, đây chính là sự khác biệt của hợp tác xã. Riêng ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp (TP Cần Thơ) đề nghị, mức góp vốn của các thành viên hợp tác xã nên áp dụng như quy định hiện hành là không quá 30%, thay vì 20% như dự thảo luật.
 
Bàn luận về vấn đề phân phối thu nhập, nhiều đại biểu đồng ý việc phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải ưu tiên dựa trên mức độ đóng góp của từng thành viên thông qua việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) đưa ra nhận định, Luật chỉ nên quy định về nguyên tắc phân phối lợi nhuận cho thành viên chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ. Còn tỷ lệ và hình thức phân phối cụ thể do các thành viên hợp tác xã thống nhất quy định trong Điều lệ Hợp tác xã hoặc do đại hội thành viên quyết định. Không đồng tình với quan điểm này, ĐBQH Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) nêu quan điểm, khi phân phối thu nhập theo mức độ sử dụng dịch vụ chứ không theo tỷ lệ góp vốn sẽ không khích xã viên đóng góp vốn. Mà tình trạng các hợp tác xã đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn thì việc thiếu vốn sẽ lại càng thiếu hơn.
 
Về quy định quyền cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường bên ngoài cộng đồng thành viên, đa số đại biểu nhất trí rằng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài trên cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu chung của các thành viên. ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, quy định này chính là biểu hiện cụ thể tính xã hội, tính cộng đồng của hợp tác xã, đồng thời tăng tính cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng chất lượng hàng hóa dịch vụ của các hợp tác xã. Không nhất trí hoàn toàn với quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) băn khoăn, khác với doanh nghiệp sản phẩm cung ứng cho công chúng, sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã là để cung ứng cho xã viên, vì vậy Luật cần quy định hạn chế cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra ngoài hợp tác xã, tập trung cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho xã viên hợp tác xã.
 
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến thảo luận tại hội trường cho rằng hợp tác xã là một thành phần kinh tế, một tập hợp nhóm những người yếu thế liên kết lại, hợp tác với nhau cùng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nên cần nghiên cứu, bổ sung một chương quy định đặc thù của từng loại hình hợp tác xã trên cơ sở đó có quy định chính sách ưu đãi thuế đối với các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, vùng, miền, địa bàn, khu vực đặc thù... của từng loại hình này. Các ưu đãi đối với hợp tác xã được các đại biểu đưa ra đề nghị cần tập trung vào ưu đãi về thuế, về địa điểm, về tín dụng, về các hỗ trợ thông tin thị trường, quảng bá mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm, các hỗ trợ về khoa học công nghệ, về đào tạo nguồn nhân lực... Cũng có ý kiến đề nghị Luật cần xây dựng một chương riêng quy định về hợp tác xã nông nghiệp vì đây là một thành phần quan trọng cần được ưu tiên đặc biệt.

Thời sự Quốc hội

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Sáng 29.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp.

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Ngày 25.4, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành” tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Vĩnh Long

Ngày 28.4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30.4.1975 - 30.4.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở
Thời sự Quốc hội

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều nay, 28.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên là kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự Phiên họp toàn thể thứ 12 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.