Hội nghị Đánh giá tác động xã hội, tác động giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

Sáng 22.3, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Về các vấn đề xã hội và Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức Hội nghị “Đánh giá tác động xã hội và tác động giới của chính sách trong đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019”.

Tham dự Hội nghị có: đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Bộ có liên quan.

Theo dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ đề nghị đưa 14 dự án luật, pháp lệnh vào chương trình năm 2020 và điều chỉnh 9 dự án luật thuộc chương trình 2019. Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, trong quá trình thẩm định các dự án luật phải lập đề nghị theo yêu cầu của Luật Ban hành VBQPPL, Hội đồng tư vấn thẩm định đã bảo đảm tỷ lệ về giới, có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, một số cơ quan, tổ chức có liên quan. Bộ Tư pháp đã bám sát các nội dung được quy định tại Luật Ban hành VBQPPL. Với các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu xác định có vấn đề giới, trong báo cáo thẩm định Bộ Tư pháp đã đề nghị cơ quan lập đề nghị nghiên cứu, bổ sung hồ sơ, hoàn thiện các báo cáo đánh gá tác động. Ví dụ như: Báo cáo số 238 ngày 21.9.2018 thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Báo cáo số 342 ngày 19.12.2018 thẩm định đề nghị xây dựng Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Qua nghiên cứu hồ sơ các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp đánh giá, đa số hồ sơ đề nghị cơ bản đầy đủ thành phần theo quy định của Luật Ban hành VBQPP, tuy nhiên, báo cáo đánh giá tác động của chính sách được thực hiện chưa thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định cụ thể đánh giá tác động chính sách.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Hội nghị
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Hội nghị

Đối với việc đánh giá tác động về giới, Lãnh đạo Bộ Tư pháp chỉ rõ: hầu hết các hồ sơ đề nghị đều dừng ở việc xác định các đề xuất không phân biệt đối xử về giới, không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do chính sách được áp dụng chung; hoặc xác định lĩnh vực chính sách điều chỉnh không có tác động giới hoặc có những giải pháp được xác định có vấn đề giới nhưng vấn đề đó không gây bất bình đẳng giới như đề nghị xây dựng các dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều. Bên cạnh đó, một số đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh chưa thể hiện rõ nội dung đánh giá tác động giới, mới chỉ thực hiện việc đánh giá tác động của chính sách về mặt kinh tế, xã hội hoặc không đánh giá tác động trên 5 nội dung the yêu cầu mà chỉ đánh giá mặt tích cực, tiêu cực của từng chính sách như đề nghị xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thỏa thuận quốc tế…

Theo đánh giá của các thành viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội, việc đánh giá tác động về xã hội, tác động giới và lồng ghép giới trong các dự án luật đã đạt đượ một số kết quả, trong đó, quan trọng nhất là sự chuyển biến trong nhận thức của cơ quan đề xuất chính sách, cơ quan soạn thảo dự án luật, pháp lệnh về tầm quan trọng của vấn đề này. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động giới, lồng ghép giới trong các dự án luật, pháp lệnh trên thực tế vẫn còn hạn chế.

Nhấn mạnh bình đẳng giới không có nghĩa là chỉ ưu tiên bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ, song một số đại biểu cũng cho rằng, do đặc thù giới, phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội và gia đình nên việc đánh giá tác động giới thận trọng, kỹ lưỡng trong xây dựng chính sách, pháp luật là hết sức quan trọng để làm cơ sở thiết kế được các chính sách, pháp luật bảo đảm bình đẳng giới, thể hiện sự chia sẻ, động viên và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Ngay trong các luật phải có chế tài để bảo đảm quyền bình đẳng giới được thực thi. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cũng đề nghị Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành trong việc xây dựng đội ngũ chuyên gia đánh giá tác động giới, đánh giá tác động xã hội.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.