Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề lao động, thương binh và xã hội:

Hoàn toàn kiểm soát được tình trạng lao động thất nghiệp thời gian tới

Dự báo tình hình thị trường lao động thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tỷ lệ lao động thất nghiệp có thể tăng nhưng không nhiều, hoàn toàn kiểm soát được và không nên quá bi quan về tình hình này.

Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng nhưng không nhiều

ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho biết, năm 2023 kinh tế nước ta đứng trước nhiều thử thách, thị trường lao động, việc làm đối mặt với nhiều rủi ro, tình trạng mất việc làm diễn ra trên quy mô toàn cầu. Trong khi đó, Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại cho thấy, tình trạng lao động mất việc làm ở nước ta thấp.

Hoàn toàn kiểm soát được tình trạng lao động thất nghiệp thời gian tới -0
ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình). Ảnh: Hồ Long

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng giải trình rõ về những đánh giá và số liệu của Báo cáo đã sát với thực tiễn hay chưa và có những dự báo, giải pháp gì cho thị trường lao động nước ta trong thời gian tới?

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nước ta là 2,25% - một con số thấp, được đánh giá hoàn toàn khách quan và khoa học, dựa trên những tiêu chí cụ thể quốc tế đã đưa ra. Các tiêu chí của quốc tế là khảo sát trong thời gian 1 tuần trước thời điểm công bố số liệu; người lao động có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm, thậm chí là không làm việc dù chỉ 1 giờ trong tuần khảo sát đó hoặc họ sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm hay đang phải tìm việc.

Xét theo 3 tiêu chí này, khảo sát của Tổng cục Thống kê còn mở rộng thêm một số tiêu chí như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo và hiện nay Việt Nam đang là 1 trong 50 quốc gia tiên phong áp dụng các tiêu chí mở rộng. Theo đó, những công việc được trả công, phát sinh thu nhập mới được coi là việc làm, như vậy tình trạng thất nghiệp sẽ hướng rộng hơn, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

“Về phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng có tiêu chí riêng trên cơ sở các tiêu chí quốc tế và tiến hành đánh giá độc lập, sau đó đối soát với đánh giá của Tổng cục Thống kê về cơ bản cũng có sự trùng lặp”, Bộ trưởng cho biết.

Dự báo tình hình thị trường lao động thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh có thể khó khăn hơn, đặc biệt đối với ngành hàng, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như giày da, dệt may, xuất khẩu… Mặt khác, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, những khoản tích lũy của người lao động đã bị bào mòn khiến đời sống ngày càng khó khăn. Trước nguy cơ đó, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam có thể tăng nhưng không nhiều.

Nêu rõ quy mô lực lượng lao động nước ta là 51,2 triệu người nhưng tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 297 nghìn người; giãn việc, mất việc là khoảng 506 nghìn người, Bộ trưởng khẳng định, đây là tỷ lệ chúng ta hoàn toàn kiểm soát được và không nên quá bi quan về tình hình lao động thất nghiệp.

Nhắc lại năm 2021 điều lo lắng nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng lao động đã không xảy ra, thì tại thời điểm này tuy không được chủ quan nhưng cũng không bi quan trước tình hình thị trường lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tin tưởng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ có nhiều giải pháp giữ chân người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống.

Tăng cường kết nối giới thiệu việc làm, liên kết doanh nghiệp

Quan tâm đến đời sống người lao động, ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng thu nhập và đời sống hiện tại của công nhân lao động. Đồng thời, cần quan tâm và có những giải pháp căn cơ gì để chăm lo, hỗ trợ cho đời sống của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất?

Hoàn toàn kiểm soát được tình trạng lao động thất nghiệp thời gian tới -0
ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận). Ảnh: Hồ Long

Về thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người lao động, nhất là khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, thu nhập bình quân của người lao động quý I.2023 là 7,9 triệu đồng, tăng 2,6% so với quý IV.2022. Bộ trưởng ghi nhận doanh nghiệp và người lao động cũng hướng tới phát triển với phương châm cùng hưởng, khó khăn sẻ chia.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, lương và thu nhập của người lao động còn thấp, đời sống còn khó khăn, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt với lao động nữ. Do đó, cần tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập của đời sống; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động; chăm lo phúc lợi, thiết chế, nhất là các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục dành cho phụ nữ, người thân trong gia đình; tăng cường kết nối giới thiệu việc làm, liên kết vùng, liên kết doanh nghiệp, đào tạo…

Nêu tình trạng lao động mất việc làm và rút bảo hiểm xã hội một lần đã ảnh hưởng rất nhiều đến an sinh xã hội, ĐBQH Tráng A Dương (Hà Giang) đề nghị Bộ trưởng nêu rõ có nên thành lập một quỹ nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống?

Hoàn toàn kiểm soát được tình trạng lao động thất nghiệp thời gian tới -0
ĐBQH Tráng A Dương (Hà Giang). Ảnh: Hồ Long

Ghi nhận ý kiến của đại biểu Tráng A Dương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, thành lập quỹ hỗ trợ người lao động là một trong những giải pháp. Còn việc để ngăn chặn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động ổn định cuộc sống cần rất nhiều giải pháp đồng bộ, cơ bản nhất là phải đảm bảo công ăn việc làm, đời sống của người lao động. Việc lập quỹ, nếu có, với quy mô tác động lớn như thế này phải nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động một cách thấu đáo.

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.