Cùng hội cùng thuyền
Cuốn sách Hắn trở lại (tiếng Đức: Er ist wieder da, tiếng Anh: He’s Back) của Timur Vermes, ở trang bìa là hí họa Hitler rất nổi: kiểu tóc rẽ ngôi đen bóng trừu tượng, bộ ria mép ngắn cũn chính là tên sách, được in trên nền trắng sáng.
Nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất là quốc trưởng, và câu chuyện bắt đầu khi Hitler thức dậy tại sào huyệt ngay nơi trú ẩn cũ trong lúc Berlin đang bị một cuộc đột kích. Bối cảnh là năm 2011, trong một nước Đức dân chủ, cuộc đua khốc liệt ngày xưa – nay dữ dội hơn bởi các mục tiêu tiện ích công nghệ và giải trí đại chúng so với mục tiêu thống trị thế giới hoặc hủy diệt ai nấy đều đã chán ngán.
![]() Adolf Hitler (trái) và nhà văn Đức Timur Vermes với cuốn sách Hắn trở lại |
Buồn cười ư? Đây là sự châm biếm khủng khiếp về tính phát xít trong tất cả chúng ta? Phần lớn nhận xét của nước Đức dành cho cuốn sách – tiểu thuyết đầu tiên của một nhà văn viết sách tư liệu chuyên nghiệp – là khen ngợi. Một nhà phê bình cho tờ báo Hamburger Abendblatt viết “Đây là một thành công nếu nó châm biếm sự đáng lo ngại của một kẻ giết người hàng loạt và các phương tiện truyền thông đại chúng”, trong khi tờ báo WAZ ca ngợi tính “nhân văn” của cuốn sách khi mô tả Hitler.
Những người khác cảm thấy cuốn sách quá sáo mòn. Tờ báo cánh tả Süddeutsche Zeitung kết án: “Tất cả các nhà văn thường xuyên được lôi kéo để miêu tả Hitler như một nhân vật hài hước, thì đều cùng hội cùng thuyền”.
Như vậy, tác giả Vermes hoặc nhà xuất bản của mình sẽ không rắc rối nếu họ thận trọng trước khi in tiểu thuyết này. Ấn bản bìa cứng của cuốn sách hiện đã bán lên đến 400.000 bản, chứng minh sự kết hợp tính hài hước và Hitler là một cách xuất bản sách khá hiệu quả.
Phương pháp mới trong chủ đề cũ
Có rất ít điều mới mẻ trong cuốn tiểu thuyết của Vermes hoặc trong sự tranh cãi xung quanh nó. Người Đức đã không ngừng tranh luận về tính hài hước hợp lý đối với những khía cạnh lố lăng của Hitler và tay sai trong nhiều thập kỷ. Từ lâu, các nhà văn Do Thái, bao gồm Jurek Becker, Edgar Hilsenrath và Georg Tabori, đã đem lại nhiều tiếng cười đau đớn về nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã và Hitler, và ngay cả tác phẩm Cái trống thiếc (The Tin Drum) của Günter Grass có những hình ảnh chế giễu một cuộc biểu tình Đảng Quốc xã.
Đây cũng không phải là ý tưởng đầu tiên về sự trở lại nước Đức đương đại của Hitler. Năm 1997, họa sĩ đồ họa Walther Moers xuất bản một cuốn truyện tranh dài mang tên Adolf, Con lợn Đức Quốc xã: Tôi đã trở lại (Adolf, the Nazi Swine: I’m Back) dựa trên tiền đề rằng quốc trưởng đã sống sót 50 năm qua trong hệ thống thoát nước Berlin. Cuốn sách bán chạy nhất này viết về các cuộc chạm trán gây choáng váng của tên bạo chúa nóng nảy, ngớ ngẩn với những người nổi tiếng như ca sĩ dịu dàng Prince và nhân vật phát xít số hai Hermann Goring mặc váy.
Cuốn sách của Vermes được phát hành ở cùng một nhà xuất bản với cuốn của Moers trước đây là Eichborn. Nhà xuất bản này đã bị phá sản vào năm 2011, sau đó được một nhóm người nổi tiếng mua lại với giá rẻ. Mặc dù tiểu thuyết Hắn trở lại được mô tả như là một bí mật lớn, thực ra Eichborn đã phải thắng một cuộc chiến đấu thầu giữa nhiều nhà xuất bản khác mới có quyền xuất bản. Tiền lãi kiếm được từ cuốn sách châm biếm của Vermes đã đưa NXB Eichborn trở lại trên bản đồ của ngành xuất bản. Không chỉ có cuốn tiểu thuyết chiếm ưu thế trong danh sách bán chạy nhất kể từ tháng chín năm ngoái, nhà xuất bản này đã bán được bản quyền tác phẩm của Vermes ra 18 ngôn ngữ, kể cả tiếng Anh.
Giá trị của sự châm biếm
Các dịch giả đừng mất công ghen tị. Cuốn Hắn trở lại nổ như bộc phá của Hitler vào một số điểm gây ngứa ngáy, bao gồm truyền hình ban ngày, các chính trị gia cơ hội, một số nhân vật nổi tiếng “gây mê mẩn công chúng” của Đức.
Vermes làm khá tươm tất việc bắt chước cuốn Cuộc tranh đấu của tôi (Mein Kampf, ra mắt năm 1925, của chính Adolf Hitler, trình bày tư tưởng và cương lĩnh của Đế chế Đức một khi Hitler lên nắm quyền), nhưng những ý tưởng của nhà văn là ngu ngốc và đáng khinh – giống như phong cách của Hitler là khoa trương và đần độn. Do đó việc Vermes bám vào nguồn lịch sử của mình để viết ra cuốn tiểu thuyết tẻ nhạt hơn sẽ chỉ tạo thành một tiếng cười suốt 400 trang giấy.
Một trong những nhà phê bình không ủng hộ cuốn sách đã chỉ ra, sự trớ trêu lớn nhất của Hắn trở lại là nó đã thực sự được tạo ra như một sự khuấy động. Ông viết trên báo Tagesspiegel Berlin: “Timur Vermes cố gắng châm biếm sự gắn bó của ngành truyền thông với hình tượng Hitler, nhưng chính anh ta đã hưởng lợi từ sự gắn bó này ở mức độ cao nhất”.
Sự thành công của Hắn trở lại nhắc nhớ vụ bê bối liên quan đến một loạt nhật ký giả mạo của Hitler mà tạp chí tin tức Stern xuất bản vào năm 1983. Sự kiện này là cơ sở cho bộ phim được đánh giá tốt Schtonk! vào năm 1992 – nói về niềm đam mê cuồng loạn, khủng khiếp của công chúng với quá khứ phát xít Đức – bằng sự chế giễu có mục đích giáo dục cao.
Cuốn Hắn trở lại đã bán được quyền chuyển thể thành phim, nhưng có rất ít cơ hội để cuốn tiểu thuyết của Vermes có thể trở thành một bộ phim hài phù hợp với thực tế cuộc sống.
Vì một số lý do, khi nền văn hóa bình dân của Đức được cải thiện thì chủ đề về Hitler thường đi chệch hướng. Gần 70 năm sau sự sụp đổ ô nhục của Đế chế thứ ba, dân thường Đức khó có thể mỉm cười với tư tưởng kỳ quặc của quốc trưởng, Goebbels, Goring và phần ăn theo của Đức Quốc xã.