Hành trình “Trái tim cho em” tại Đồng Nai

Những ngày đầu tháng 4, chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em nghèo đã diễn ra tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Trái tim cho em” do Viettel Đồng Nai (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) và Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Theo đó, trong 2 ngày 2 và 3.4.2022, với sự đồng hành của bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hơn 1000 trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được khám chuyên khoa tim miễn phí. Qua sàng lọc, 38 cháu được chỉ định can thiệp/ phẫu thuật, 25 cháu khác có vấn đề về tim cần tiếp tục theo dõi (chưa có chỉ định mổ). Các bác sĩ cũng tiến hành khám, theo dõi sau mổ cho 40 trường hợp đã phẫu thuật trước đó. Các trường hợp có chỉ định mổ đã được hướng dẫn làm hồ sơ xin trợ giúp từ chương trình Trái tim cho em để được hỗ trợ kinh phí. 

Đại diện chương trình Trái tim cho biết, đây là lần thứ 2 chương trình khám sàng lọc bệnh tim miễn phí đến với trẻ em tỉnh Đồng Nai và là chương trình đầu tiên được khởi động trong năm nay sau thời gian dài dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này, rất nhiều đơn vị, sở ban ngành trên địa bàn tỉnh đã cùng hỗ trợ để chương trình được diễn ra đúng kế hoạch. Thông qua những đợt khám sàng lọc này, nhiều trẻ em tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung sẽ được khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh. 

Nguyễn Hoàng Thiên Phúc (Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai) là em bé gây ấn tượng nhiều nhất với những người làm chương trình ở Đồng Nai. 11 tháng nhưng Thiên Phúc chỉ có cân nặng 7kg (tương đương 1 em bé 4 tháng tuổi). 

Chị Hoàng Thị Thu Hương, mẹ bé chia sẻ, con trai chị có vấn đề từ khi mới sinh, mặc dù bé không quấy khóc nhưng đêm ngủ không ngon, thở thóp lồng ngực. Dấu hiệu con bị tim bẩm sinh được bác sĩ cảnh báo từ khi mới mang thai với những hình ảnh bất thường thể hiện trên siêu âm như tim to, hở van… cần phải can thiệp sớm. Tuy nhiên với chi phí mổ khoảng 70 triệu chưa kể ăn uống đi lại thì gia đình có nằm mơ cũng ko dám nghĩ tới.

Ngoài Thiên Phúc, vợ chồng chị Hương còn có 2 bé gái nhưng cũng thường xuyên ốm yếu, với đồng lương công nhân bấp bênh, thu nhập hàng tháng chỉ đủ ăn với thuốc thang vặt vãnh là may lắm rồi, nói gì đến mua nhà và chữa bệnh cho con. Anh chị ở nhờ nhà bố mẹ, ông bà đã già cả nhưng vẫn hàng ngày đi bộ bán vé số quanh thành phố.

Anh chị vẫn ấp ủ sẽ dành dụm, tích cóp khi nào đủ tiền sẽ phẫu thuật cho con. Tình cờ qua đồng nghiệp, chị biết tin sẽ có đợt khám sàng lọc tim miễn phí ở Đồng Nai, liền đưa con tới khám từ sớm. Tại đây chị được những người làm chương trình hướng dẫn tận tình và Thiên Phúc cũng được thăm khám chuyên sâu, bác sĩ kết luận cháu Phúc bị van 3 lá, ở mức độ nặng, suy tim có dấu hiệu tăng đã đến lúc PHẢI phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm.

Chị đã không nén được sự vui mừng khi được biết có thể làm hồ sơ xin trợ giúp toàn bộ chi phí phẫu thuật cho Thiên Phúc. Kết quả còn phải chờ sau khi xác minh gia cảnh nhưng đối với chị Hương đây cũng là niềm hy vọng lớn của gia đình “Giờ em chỉ mong sao cháu được mổ sớm để hồi phục khỏe mạnh hơn, chứ giờ cháu yếu và nhỏ, muốn gửi trẻ để đi làm thêm cũng không chỗ nào nhận, em cũng đã tính nếu không đươc hỗ trợ chắc vợ chồng phải tìm cách đi cầu cứu, xin hỗ trơ khắp nơi, may quá gặp chương trình hôm nay, con em đã có cơ hội rồi”.

Cũng có mặt tại điểm khám sàng lọc từ sớm, chị Nguyễn Thị Hằng (mẹ bé Đỗ Trần Quỳnh Như ở Quyết Thắng, Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, trong một lần đưa bé Như đi chích ngừa, gia đình được các bác sĩ chẩn đoán cháu có những dấu hiệu bị bệnh tim bẩm sinh. 

Bản thân thiếu sức khỏe (chị Hằng cho biết cách đây 11-12 năm do bị bướu trong xương chị đã phải phẫu thuật mất một tay), chị kiếm sống qua ngày với công việc phụ bán tạp hóa cùng bà cô họ nhưng nay cũng phải nghỉ chăm con nhỏ yếu bệnh, chồng chị làm phụ hồ với thu nhập bấp bênh, thời vụ, nhà cửa chưa có đang ở thuê, chi phí 30-40 triệu để mổ không biết đến khi nào có được. Biết tin có chương trình khám tim miễn phí tại địa phương, chị đưa bé Như tới khám. 
Suốt cuộc phỏng vấn, chị Hằng cứ hỏi đi hỏi lại có phải chương trình sẽ hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho con chị không? Gia đình phải trả bao nhiêu tiền để bé Như được mổ… Chỉ đến khi được cán bộ của chương trình giải thích là sau khi xác minh gia cảnh và nếu bé Như phù hợp tiêu chí sẽ được mổ miễn phí hoàn toàn, chị mới thực sự an tâm.

Nỗi lo của chị Hằng, chị Hương cũng như bao gia đình hoàn cảnh khó khăn có con bị tim bẩm sinh là điều hoàn toàn thực tế. Bởi với kinh phí mổ trung bình mỗi ca lên tới 40 triệu đồng, việc có con mắc bệnh tim bẩm sinh thực sự là một gánh nặng và không phải gia đình nào cũng có thể trang trải, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid -19 kéo dài. 

Chính vì thế, trải qua 14 năm triển khai, “Trái tim cho em”- chương trình hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi tại Việt Nam, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế, tổ chức các hoạt động khám tầm soát bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em được sáng lập và điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Quỹ Tấm lòng Việt - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2008 đã trở nên thân thuộc với trẻ em nghèo trên cả nước, là “chiếc phao cứu sinh” cho biết bao gia đình.  Tính đến nay, chương trình đã tiến hành phẫu thuật cho hơn 6.000 bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm 2021, mặc dù dịch bệnh kéo dài nhưng chương trình vẫn tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà miễn phí cho hơn 5.000 trẻ, phê duyệt và hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho hơn 300 trẻ. 

Chương trình hoạt động với nguồn kinh phí từ Viettel (cam kết tài trợ 5 tỷ đồng/1 năm) và nguồn xã hội hóa sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí mổ cho các em nhỏ bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, với hệ thống hơn 1.000 cửa hàng Viettel trên toàn quốc, là điểm tiếp nhận hồ sơ xin trợ giúp của chương trình, nhân viên tư vấn của Viettel trên địa bàn sẽ hướng dẫn các gia đình thủ tục thực hiện, từ đó rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại cho các gia đình. 

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…