Hàn Quốc bảo đảm quyền lợi cho thuyền viên nước ngoài

Nhằm nâng cao quyền lợi cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu xa bờ của Hàn Quốc, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc đã có văn bản thông báo về việc thống nhất thi hành các chính sách cải tiến chế độ làm việc đối với thuyền viên xa bờ nước ngoài kể từ ngày 1.1.2021. Chính sách thể hiện sự quan tâm của nước này đối với lao động ngoài nước làm việc trên biển.

Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động Việt Nam ở nước ngoài ngoài nước
Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động Việt Nam ở nước ngoài.

“Siết” các công ty cung ứng

Chính sách nêu rõ, cần tăng cường quản lý quá trình phái cử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí mà thuyền viên xa bờ phải trả để đi làm việc trên tàu cá Hàn Quốc.

Cụ thể, Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh việc quản lý các công ty nước ngoài cung ứng thuyền viên xa bờ sang làm việc cho các tàu cá Hàn Quốc (gọi tắt là công ty cung ứng) nhằm minh bạch hóa quá trình chi trả tiền lương cho người lao động. Hàn Quốc sẽ yêu cầu “Công ty chủ tàu chuyển lương cho công ty tiếp nhận thuyền viên Hàn Quốc, công ty tiếp nhận sẽ chuyển lương cho công ty cung ứng để chuyển cho người lao động hoặc gia đình người lao động”. Quy định này còn giúp khắc phục tình trạng trả lương chậm hoặc kéo dài thời gian chuyển lương giữa các công ty cung ứng và tiếp nhận. Ngoài ra, công ty chủ tàu sẽ chi trả toàn bộ các chi phí để thuyền viên xa bờ sang làm việc trên tàu cá Hàn Quốc, chi phí chuyển tiền tại ngân hàng hoặc các chi phí phát sinh khác. Tất cả những nội dung này sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động ký giữa người lao động và công ty chủ tàu Hàn Quốc. Trước khi thuyền viên lên tàu làm việc, công ty chủ tàu sẽ thực hiện điều tra, phỏng vấn thuyền viên nước ngoài để biết thuyền viên có phải trả thêm chi phí để lên tàu làm việc không; đồng thời, hàng quý sẽ kiểm tra, xác nhận với thuyền viên về các khoản lương được chi trả đã đúng và đủ hay chưa.

Trong trường hợp xác định công ty cung ứng thuyền viên đã quá 3 lần chậm chi trả lương hoặc thu thêm các chi phí khác từ thuyền viên, công ty chủ tàu sẽ hủy bỏ hợp đồng đã ký và khuyến cáo các công ty chủ tàu khác không hợp tác với công ty cung ứng thuyền viên này.

Trả lương theo chuẩn ITF

Ngoài việc cải tiến điều kiện làm việc cho tuyền viên, chính sách cũng quy định rõ việc trả lương cho các đối tượng này. Theo đó lương của thuyền viên xa bờ sẽ được trả theo quy định của Liên đoàn Vận tải Quốc tế (ITF) và mức lương có sự khác nhau theo kinh nghiệm của thuyền viên.

Tại Hàn Quốc, hầu hết các công ty chủ tàu cũng đang thực hiện chi trả lương theo tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, ở một số ngành đánh bắt có thời hạn dưới 3 năm hợp đồng như ngành đánh bắt dòng cá ngừ, lương trả cho thuyền viên nước ngoài vẫn chưa đạt mức tiêu chuẩn của ITF. Vì vậy, kể từ năm 2021, Bộ Hải dương và Thủy sản sẽ yêu cầu các công ty chủ tàu áp dụng chi trả lương theo tiêu chuẩn của ITF, tối thiểu 540 USD cho tất cả thuyền viên nước ngoài, kể cả thuyền viên có thời hạn làm việc theo hợp đồng dưới 3 năm.

Các thuyền viên nước ngoài phải được đảm bảo thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 10 giờ một ngày và 77 giờ một tuần. Tuy nhiên, do khó dự tính thời gian làm việc thực tế nên sẽ áp dụng một cách linh hoạt tính thời gian nghỉ ngơi theo đơn vị 1 tháng, thuyền viên nước ngoài sẽ được bảo đảm được nghỉ ngơi tối thiểu từ 06 tiếng mỗi ngày trở lên.

Đối với việc ký hợp đồng, Hàn quốc sẽ áp dụng hợp đồng lao động tiêu chuẩn. Hiện nay, chưa có mẫu hợp đồng lao động tiêu chuẩn cũng như không có cơ quan nào công nhận nội dung hợp đồng nên các công ty chủ tàu thường tự soạn hợp đồng lao động để ký với thuyền viên nước ngoài và phát sinh nhiều vấn đề khi giải quyết tranh chấp với thuyền viên. Theo chính sách mới này, công ty chủ tàu sẽ phải sử dụng hợp đồng lao động tiêu chuẩn với 3 ngôn ngữ (tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của thuyền viên nước ngoài) và sẽ thể hiện tất cả những nội dung đổi mới của chính sách lần này. Bộ Hải dương và Thủy sản sẽ ban hành mẫu hợp đồng này cũng như giám sát nghiêm việc thực hiện của các công ty thuyền viên.

Hàn Quốc cũng áp dụng đổi ca đối với những công việc đánh bắt thời gian dài. Do một số ngành đánh bắt có thời gian thực hiện rất dài (như thời gian đánh bắt cá ngừ lên tới trên 18 tháng) nên việc áp dụng đổi ca với các ngành này là khó thực hiện. Vì vậy, Hàn Quốc dự kiến áp dụng biện pháp đổi ca thuyền viên thông qua các tàu vận tải với thời gian 10 tháng hoặc 12 tháng một lần.

Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng được cải tiến rất nhiều. Hiện nay, hầu hết các tàu cá xa bờ đều trang bị các máy lọc nước ngọt sử dụng chung với nước ngọt dự trữ. Tuy nhiên, do thời gian trên biển quá dài nên ảnh hưởng đến chất lượng của máy lọc nước cũng như số lượng nước ngọt nên thông thường các tàu cá xa bờ phải cập cảng gần nhất để bổ sung nước ngọt. Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc dự kiến sẽ cho phép các tàu cá xa có thể được liên tục cung cấp nước ngọt thông qua các tàu vận tải mà không cần cập cảng. Mặt khác, sẽ cố gắng để tất cả thuyền viên nước ngoài được sử dụng mức nước ngọt giống như nhau không phân biệt quốc tịch của thuyền viên nước ngoài.

Xã hội

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4
Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích về tội ác và hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam, là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30.4.

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách
Xã hội

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách

Hưởng ứng tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Kế hoạch được xây dựng với nhiều điểm nhấn đổi mới, toàn diện và thiết thực, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đồng thời lan tỏa sâu rộng các chính sách an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân.

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5
Xã hội

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và ngày Quốc tế Lao động 1.5; đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã khẩn trương triển khai kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5.2025 sớm hơn thường lệ.

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Đời sống

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Hòa trong không khí hân hoan của cả nước, những ngày này, Thủ đô Hà Nội, “trái tim” của cả nước khoác lên mình màu áo rực rỡ, hào hùng với sắc đỏ của cờ Tổ quốc, những biểu ngữ, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chị bộ Ban Công tác HĐND và PVTT dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng
Xã hội

Chi bộ Ban Công tác Hội đồng Nhân dân và Phóng viên thường trú tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại huyện Mê Linh

Ngày 26.4, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú (HĐND và PVTT), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý I, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Y Luyên Dinh yên tâm phát triển kinh tế
Xã hội

Ngân hàng CSXH Krông Bông "điểm tựa" giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, Krông Bông có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi cao hơn mặt bằng chung. Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã phát huy vai trò là “điểm tựa” quan trọng, kịp thời đưa dòng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, góp phần hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội thông báo mã QR Fanpage "Bảo hiểm thất nghiệp online" hỗ trợ người lao động nộp hồ sơ trên cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ảnh: Thái Yến
Đời sống

Ứng dụng công nghệ thông tin để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Trong đó có việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và sự bền vững của quỹ.

Các lãnh đạo thực hiện nghi thức phát động. Ảnh: Hải Nguyễn
Xã hội

Tôn vinh người lao động, phát huy vai trò tiên phong trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, sự kiện là dịp quan trọng để tôn vinh những cống hiến không ngừng nghỉ của người lao động; khẳng định cam kết của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống, nâng cao kỹ năng, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của công nhân, góp phần xây dựng lực lượng lao động hiện đại, tiên phong trong thời đại số và phát triển bền vững.