Hà Nội trong điện ảnh

Trong hàng nghìn bộ phim của điện ảnh Việt Nam, Hà Nội là mảng đề tài quan trọng được nhiều nhà làm phim quan tâm, khai thác ở nhiều góc cạnh.

05-ha-noi-28210-300.jpg

Bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Việt Nam Chung một dòng sông ra đời năm 1959 nhưng tới năm 1974, trong phim Đến hẹn lại lên mới xuất hiện nhân vật và cảnh Hà Nội, cùng với cảnh và nhân vật xứ Kinh Bắc. Phải đến Em bé Hà Nội (1974), cảnh và người Hà thành trở thành chủ đề xuyên suốt một bộ phim. Từ đó đến nay có nhiều bộ phim hay về Hà Nội, được công chúng đón nhận như: Sao tháng Tám, Tiền tuyến gọi, Hà Nội mùa đông năm 1946, Vùng trời, Hà Nội 12 ngày đêm, Hà Nội mùa chim làm tổ... Trước đó, năm 1945-1946 đã có một số bộ phim tài liệu về Hà Nội, như: Hồ Chủ tịch đến thăm Pháp, Phái bộ Phạm Văn Đồng dự hội nghị Fontaineblean... Có thể nói, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của mảnh đất nghìn năm văn hiến đều được ghi lại, phản ánh tương đối toàn diện trong các tác phẩm điện ảnh. Theo Viện trưởng Viện Phim Việt Nam Nguyễn Thị Lan, từ năm 1954 đến nay, có gần 500 tác phẩm điện ảnh, bao gồm các thể loại phim thời sự - tài liệu - khoa học, phim truyện, phim hoạt hình... liên quan đến địa danh và con người Hà Nội. Đó là những hình ảnh về những lịch sử của Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, về Hà Nội trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế...

Là một người con của đất kinh kỳ, các tác phẩm của nhà văn, nhà biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh phần nhiều nói về con người nơi đây với tính cách “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ông chia sẻ: “Trong kịch bản đầu tay Cách sống của tôi, tôi nói về nỗi day dứt, sự đấu tranh nội tâm của những người Hà Nội khi Tổ quốc kêu gọi mọi người, nhất là tuổi trẻ, vào Lâm Đồng xây dựng khu kinh tế mới. Người Hà Nội trong những khó khăn vẫn thể hiện mình một cách tế nhị và lịch lãm... Còn kịch bản phim Hàng xóm nói về giai đoạn vừa qua chế độ bao cấp, khi giá trị đồng tiền được đẩy lên, xã hội xuất hiện những mưu mô, thủ đoạn. Các nhân vật phải đối diện và gìn giữ những gì tốt đẹp của con người nói chung và sự hào hoa, sâu lắng của người Hà Nội nói riêng...”

Tình yêu đối với Hà Nội không chỉ dành riêng cho con người sinh ra và lớn lên ở đây, mà cho những ai yêu mến, muốn đóng góp cho Thủ đô tốt đẹp hơn. NSND, đạo diễn Hải Ninh tâm sự: “Hà Nội không hấp dẫn tôi về hình sắc, tình cảm con người, lịch sử nghìn năm, mà cho tôi tâm hồn của người nghệ sỹ. Hà Nội nuôi dưỡng tôi thành một nghệ sỹ điện ảnh, tất cả tác phẩm của tôi đều được thai nghén và ra đời ở đây”. Đó là: Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du, đặc biệt là Em bé Hà Nội, được đạo diễn coi là “vòng hoa tang kính viếng những người đã hy sinh vì Hà Nội”. Bộ phim gần với phong cách phim tài liệu, vì bối cảnh bị bom B52 tàn phá không thể tạo dựng, phải dùng bối cảnh thật, đan xen yếu tố nghệ thuật, làm xúc động bao thế hệ khán giả.

05-ha-noi-28210-300-a2.jpg

Với bản chất là nghệ thuật giả định và hư cấu trên phạm vi rộng, việc thể hiện cụ thể “miền đất thiêng” trong phim hoạt hình có phần hạn chế, chủ yếu thể hiện các nhân vật thần thoại hoặc tồn tại trong truyền thuyết. Tuy nhiên, dòng phim này vẫn dành cho Thủ đô khoảng trời nhất định. NSND, đạo diễn Ngô Mạnh Lân kể: trong quá trình là phim Chuyện Ông Gióng, đoàn làm phim đã về làng Phù Đổng, tới làng Cháy, Hà Lỗ, rồi qua Đông Anh, Đa Phúc, Kim Anh, núi Sóc theo vết chân ngựa Gióng, để thu thập tài liệu. Sau đó, phim được làm với hơn 100 con rối, hơn 20 bối cảnh lớn. Trong quá trình thực hiện, cứ “chụp” mỗi hình xong lại phải uốn tay chân con rối nhích lên để tạo nên một động tác. Để có một phút chiếu trên màn ảnh, mọi người phải quay chụp ngót 1.500 lần. Những cảnh quay đông nhân vật, mỗi nhân vật phải có động tác khác nhau, thời gian nắn động tác, chụp càng kéo dài...

Bằng ngôn ngữ riêng, với nhiều góc nhìn, điện ảnh đã góp phần lưu giữ nét đẹp của Hà Nội và người Tràng An, làm sinh động bức tranh về Thủ đô văn hiến, anh hùng; qua đó cũng thể hiện tình cảm đặc biệt của các nghệ sỹ dành cho Hà Nội.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.