Hà Nội: Thí điểm cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà

Hà Nội sẽ thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy tại 30 quận, huyện, thị xã; chia ra 2 giai đoạn với mục tiêu: xây dựng phương án phòng cháy; xây dựng phương án cảnh báo cháy và xây dựng được phương án thoát nạn, cứu nạn cứu hộ.

Đây là thông tin tại hội nghị trực tuyến toàn thành phố Hà Nội về tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy.

Cụ thể, giai đoạn 1 từ ngày 25.4 - 30.6, thực hiện đối với cơ sở chung cư mini (nhà ở nhiều căn hộ), nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; giai đoạn 2 từ ngày 1.7 - 30.9 triển khai đối với cơ sở thuộc diện quản lý phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Các giai đoạn tương ứng với mục tiêu hướng tới gồm: xây dựng phương án phòng cháy; xây dựng phương án cảnh báo cháy và xây dựng được phương án thoát nạn, cứu nạn cứu hộ. 

Hà Nội: Thí điểm cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ITN

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, TP. Hà Nội xác định đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của năm 2024; từ đó yêu cầu các địa phương rà soát, phân công cụ thể “5 rõ, 1 xuyên suốt”. Theo đó, rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân; rõ quy trình, tiến độ, rõ kết quả. Phân công nhiệm vụ xuyên suốt cho 1 người, giảm thời gian họp hành.

Lãnh đạo TP. Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị hoàn thành việc tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho UBND cấp xã trước ngày mùng 10.5; đặc biệt là xác định định danh số nhà, làm sạch dữ liệu dân cư; từ ngày 1.7 tới, sẽ thực hiện nghị định của Chính phủ bảo đảm theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Văn phòng UBND thành phố chủ trì, phối hợp công an để thực hiện kiểm tra, đánh giá các biện pháp, giải pháp cần thiết để bảo đảm bảo mật, phục vụ việc nhập liệu và quản lý dữ liệu; rà soát lại toàn bộ các nội dung triển khai hạ tầng. Công an TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố tiếp tục tham mưu thành phố trong chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, có các báo cáo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là những trường hợp nào làm tốt; chú trọng tới việc truyền thông, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cũng đề nghị Viễn thông Hà Nội, VNPT bố trí đủ cán bộ, đưa những ứng dụng công nghệ tốt nhất, có cam kết bảo đảm tuyệt đối an toàn… 

“Từ xây dựng ứng dụng này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho thành phố các cơ chế, chính sách để phòng ngừa. Đồng thời, thường xuyên thông tin, tuyên truyền, cảnh báo đến người dân; nếu ý thức người dân tốt hơn sẽ giảm thiểu được các rủi ro” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Đánh giá cao sự chủ động của Công an TP. Hà Nội tham mưu UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch 122/KH-UBND, Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) tin tưởng, với quyết tâm của lãnh đạo thành phố, sự quyết liệt của các cấp, các ngành, ứng dụng cảnh báo cháy sẽ phát huy hiệu quả, giúp giảm nguy cơ cháy nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra, đưa Hà Nội đi đầu trong công tác chuyển đổi số nói chung và công tác PCCC và CNCH nói riêng.

“Bộ Công an đang đặt mục tiêu triển khai được 2 nội dung trong năm 2024 gồm: đề án truyền tin báo cáo sự cố và hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu, trùng khớp với các nội dung của Kế hoạch 122/KH-UBND của TP. Hà Nội. Theo đó, TP. Hà Nội cần phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đề triển khai hiệu quả ứng dụng cảnh báo cháy, bổ trợ cho nhau về cơ sở dữ liệu, tránh sự xung đột, chồng chéo trong công tác quản lý” - Đại tá Nguyễn Minh Khương lưu ý.

Xã hội

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
Giao thông

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Hà Nội, sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1.1.2025 đến ngày 15.1.2025), lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý 12.267 trường hợp, phạt tiền trên 30,5 tỷ đồng; tạm giữ 3.525 phương tiện, tước 609 giấy phép lái xe (GPLX); trừ điểm GPLX 1.261 trường hợp...

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025
Giao thông

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn số 224/UBND-VP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Các chủ đầu tư dự án bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 đối với các dự án đầu tư xây dựng.

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông
Giao thông

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông

Sau hai tuần thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, tỉnh Nghệ An đã đạt những kết quả tích cực khi phần lớn người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người dân.

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ
Xã hội

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ

Sau 2 tuần thực thi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hình ảnh lộn xộn, ngổn ngang khi dừng đèn đỏ đã gần như biến mất. Thay vào đó là sự “ngăn nắp” tuân thủ của người tham gia giao thông Thủ đô.

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm tháng cuối năm
Đời sống

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm tháng cuối năm

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm những ngày này tăng cao hơn bao giờ hết. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Công thương thành phố Hà Nội sẽ tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết
Xã hội

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết

Khẳng định công tác giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm để giảm tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 483; Đối với Công an các địa phương, quản lý chặt chẽ, tất cả điểm, tụ điểm, nguy cơ nảy sinh, hình thành điểm, tụ điểm phải được triệt xóa, các đối tượng phải bị xử lý, vô hiệu hóa, khắc phục triệt để tình trạng đánh khúc giữa tội phạm ma túy; tuyệt đối không để xảy ra tình hình phức tạp, không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết...

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông
Giao thông

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, sau hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người dân đã nâng cao khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt thiết kế theo hướng tăng cao sau những “lấn cấn” ban đầu đã được người dân đồng tình vì tạo ra một thói quen mới - thói quen tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội.