Hà Nội quyết tâm giữ vững chỉ số PAPI ở nhóm cao

Chỉ số tổng hợp PAPI năm 2023 của Hà Nội đạt 43,9603 điểm. Với kết quả này, Hà Nội dẫn đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nằm trong nhóm “cao”.

Đây là thông tin tại buổi công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 vừa được tổ chức tại Hà Nội. Năm 2023, PAPI tiếp tục được thực hiện ở 8 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử. Có 19.536 người dân ở 63 tỉnh, thành phố đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát PAPI.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Mỹ Đức. Nguồn: ITN
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Mỹ Đức. Nguồn: ITN

Theo đánh giá của người dân, công tác kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ở địa phương có cải thiện nhưng chưa đáng kể, thể hiện qua mức tăng điểm ở chỉ số nội dung này còn khiêm tốn, từ 6,71 điểm vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023. Một số hành vi tham nhũng vẫn tồn tại trong khu vực công ở địa phương, tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân.

Điều đáng lo ngại là có tới 23 tỉnh, thành phố có điểm số ở chỉ số nội dung về công khai, minh bạch giảm đáng kể so với năm 2021, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã. Nếu như giai đoạn 2018-2022, khoảng 43% - 46% người được hỏi trên toàn quốc xác nhận bảng kê khai thu, chi ngân sách cấp xã được niêm yết công khai, thì đến năm 2023, tỷ lệ này giảm xuống còn 39%, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tương tự, mức độ công khai, minh bạch trong lập và niêm yết danh sách hộ nghèo ở địa phương cũng giảm sút rõ rệt kể từ năm 2019.

Phân tích dữ liệu PAPI 2023 cũng cho thấy, đói nghèo, việc làm và tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề người dân quan ngại nhất. Trong số 10 vấn đề dẫn đầu tổng hợp từ hơn 40 vấn đề người dân nêu lên, đói nghèo được 22,39% người dân quan tâm; con số tương ứng đối với việc làm là 12,79%; đối với tăng trưởng kinh tế là 9,2%.

Hà Nội với 43,9603 điểm dẫn đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nằm trong nhóm “cao”, trong đó có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm điểm cao gồm: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, đạt 5,4275 điểm; “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, đạt 5,6707 điểm; “Cung ứng dịch vụ công”, đạt 7,8486 điểm; “Quản trị điện tử”, đạt 3,9728 điểm. 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “Trung bình cao” là “Trách nhiệm giải trình với người dân”, đạt 4,2760 điểm; 2 chỉ số nội dung nằm trong nhóm điểm “Trung bình thấp” là “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, đạt 6,7348 điểm; “thủ tục hành chính công cấp tỉnh”, đạt 7,1611 điểm. 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “thấp” là “Quản trị môi trường cấp tỉnh”, đạt 2,8688 điểm.

Trước đó, Chỉ số PAPI 2022 của Hà Nội có 2 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “cao” gồm: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, đạt 5,8254 điểm, “công khai trong việc ra quyết định với người dân”, đạt 5,7770 điểm. 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “trung bình cao” gồm: “Trách nhiệm giải trình với người dân”, đạt 4,3707 điểm; “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, đạt 6,8007; “thủ tục hành chính công”, đạt 7,3101 điểm; “quản trị điện tử”, đạt 3,6578 điểm. 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “trung bình thấp” là “cung ứng dịch vụ công” đạt 7,2294 điểm; 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “thấp” là “quản trị môi trường”, đạt 2,9338 điểm.

So với năm 2022, Chỉ số PAPI 2023 của Hà Nội tăng 0,0554 điểm (năm 2022 đạt 43,9049 điểm). Trong 2 nhóm chỉ số nội dung tăng, có thể thấy, ở chỉ số nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, Hà Nội đã thực hiện rất tốt công tác dân chủ ở cơ sở, cùng đó là tuyên truyền hiệu quả về cải cách hành chính. Đối với chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”, Hà Nội đã và đang là đơn vị đi đầu về chuyển đổi số và Đề án 06. Hơn nữa, trong cả 8 nhóm chỉ số nội dung đó là thành quả và tương đồng mạnh mẽ với kết quả công tác cải cách hành chính; điển hình là năm 2022, Chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội xếp thứ 3.

Đáng chú ý, năm 2023, Thành ủy Hà Nội thường xuyên tổ chức giao ban về công tác cải cách hành chính; HĐND thành phố tổ chức giám sát, chất vấn về công tác cải cách hành chính; UBND thành phố đã hợp nhất Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ thành Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố. Đó là những nguyên nhân chính để Hà Nội đạt được kết quả hôm nay.

Để giữ vững vị trí nhóm cao trong bảng xếp hạng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Mai Xuân Trường cho biết, Sở sẽ làm báo cáo nhanh gửi Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về kết quả, sau đó sẽ có báo cáo phân tích sâu về 8 nhóm chỉ số nội dung, 28 nội dung thành phần, 122 chỉ tiêu chính xem tăng, giảm thế nào, nguyên nhân ở đâu và cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI để Hà Nội tiếp tục giữ vững ở nhóm 1 - nhóm cao.

Sau khi kế hoạch ban hành, Sở Nội vụ sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố tổ chức hội nghị quán triệt tới người đứng đầu của sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan để nhận thức đầy đủ và triển khai quyết liệt. Đối với cấp cơ sở, Sở Nội vụ cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn tới những người làm trực tiếp công việc liên quan đến Chỉ số PAPI. Tin rằng, với cách triển khai bài bản, đồng bộ đó, năm sau và những năm tiếp theo Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì, giữ vững chỉ số PAPI ở nhóm cao.

Hoạt động chính quyền

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.