Hà Nội: Phát huy sức mạnh của người dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy

Thảo luận tổ tại Kỳ họp 14, HĐND TP. Hà Nội Khoá XVI về Dự thảo Đề án “Tổng thể nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các đại biểu HĐND thành phố cho rằng, Đề án cần quan tâm tuyên truyền, phát huy sức mạnh của người dân tham gia vào công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

Quan tâm hậu kiểm trong phòng cháy, chữa cháy

Phát biểu thảo luận tổ tại, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nêu rõ, 2 đồ án quy hoạch cấp Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi) đến thời điểm hiện nay đã cơ bản đồng bộ, có sự tương tác, tổng hợp, tạo ra nội dung lớn, đổi mới trong phát triển Thủ đô, như: kiểm soát không gian phát triển thành phố; thiết lập mô hình chùm đô thị; dự kiến phát triển 2 mô hình thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây Thủ đô; kiện toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội; hình thành 5 trục phát triển cơ bản…

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng thông tin, theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, sau khi 2 đồ án quy hoạch Thủ đô được Quốc hội, Chính phủ thông qua, thành phố phải xác lập chương trình, kế hoạch và nguồn lực, cơ chế chính sách phát triển đô thị, khắc phục hạn chế yếu kém của thời kỳ trước. Đây là thách thức không nhỏ, đặc biệt với yêu cầu hoàn thiện trong thời gian ngắn để tạo cơ hội phát triển mới cho Thủ đô đồng bộ, toàn diện.

Phát huy sức mạnh của người dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại thảo luận tổ

Góp ý vào Dự thảo Đề án “Tổng thể nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho rằng, khi triển khai nên kết hợp với Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025". Khuyến khích các hộ hợp khối, xây dựng để đảm bảo phương án phòng chống cháy nổ, mỗi khu vực nên thiết kế để xe ô chữa cháy vào được.

Còn đại biểu Vũ Mạnh Hải (huyện Thường Tín) cho rằng, Đề án đã quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy và có chính sách tốt nhưng để giải quyết thì khâu thủ tục không quan trọng bằng khâu hậu kiểm. Cấp phép các cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy nhưng phải hậu kiểm về thiết bị phòng cháy chữa cháy, quá trình sử dụng, vận hành... "Vì vậy, cần quan tâm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy với thời gian nhanh nhất, tốt nhất; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát đặc biệt tại các địa phương quản lý các công trình để kiểm đếm và tăng cường quản lý lĩnh vực này", ông Vũ Mạnh Hải nhấn mạnh.

Phát biểu thảo luận tại tổ, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương nhấn mạnh, năm 2022, HĐND thành phố đã ban hành nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn TP. Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành. Đến tháng 9.2023 trước vụ hỏa hoạn xảy ra ở quận Thanh Xuân, HĐND thành phố cũng chủ động ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Tại Nghị quyết số 26/NQ-HĐND, HĐND thành phố đã giao cho UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Đề án này ở kỳ họp cuối năm. Trên cơ sở các nội dung chỉ đạo của HĐND, UBND thành phố đã giao Công an thành phố và các ngành liên quan xây dựng Đề án. 

"Để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, Đề án cần quan tâm tuyên truyền, phát huy sức mạnh của người dân tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Hiện trên địa bàn thành phố nhiều loại hình nhà ở và phân cấp quản lý ở cấp xã nhiều nhất. Vì thế Đề án cần điều chỉnh lại các nhiệm vụ đột phá từ nay đến năm 2025", ông Duy Hoàng Dương nhấn mạnh.

Định hướng phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD

Trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố Đàm Văn Huân cho biết, Ban được Thường trực HĐND giao thẩm tra đồ án Quy hoạch chung Thủ đô nên đã có sự tham gia ngay từ đầu. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ vào tháng 6.2023, thành phố đã quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau 6 tháng, Đồ án được hoàn thành bàn bản, công phu, thể hiện khát vọng xây dựng Thủ đô là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; thành phố kết nối toàn cầu, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Hiện các yếu tố liên quan đến 4 mốc thời gian (tới các năm 2030, 2045, 2050 và 2065) giữa đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã khớp nhau. Do đó, đại biểu đề nghị các thông số liên quan đồ án Quy hoạch chung được HĐND thành phố thông qua sẽ là luận cứ đưa vào đồ án Quy hoạch Thủ đô. Và ngược lại, các nội dung như dân số, diện tích, tốc độ phát triển, trình độ nhân lực… được đề cập đến trong đồ án Quy hoạch Thủ đô sẽ được bổ sung vào đồ án Điều chỉnh chung Thủ đô.

Phát huy sức mạnh của người dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy -0
Các đại biểu tham gia thảo luận tổ

Góp ý vào nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2045, Bí thư Huyện Ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh đề nghị, khi quy hoạch 2 bên sông Hồng cần thiết kế theo hướng ô bàn cờ để tạo không gian tĩnh cho giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông. Cùng với đó là thực hiện di trụ sở các cơ quan ra ngoài để tạo không gian tĩnh cho giao thông.

Ông Nguyễn Tiến Minh cũng cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô đã đề cập đến mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng), vì vậy khi quy hoạch Thủ đô cần bám vào Luật Thủ đô để quy hoạch mô hình này. Đối với hệ thống đường sắt đô thị, hiện Hà Nội mới có 1 tuyến đang chạy, 1 tuyến sắp chạy, số lượng như vậy là rất ít. Còn 10 tuyến đang trong kế hoạch triển khai, đề nghị trong định hướng quy hoạch đường sắt đô thị các đơn vị tư vấn cần nhấn mạnh triển khai theo mô hình TOD. Đồng thời, sẽ quy hoạch tuyến đường sắt đô thị ngầm hoặc nổi với các tầng khác nhau, điều chỉnh các hướng để đường bộ và đường sắt đô thị bổ sung cho nhau để tăng cường năng lực giao thông công cộng, tiến tới hạn chế các phương tiện cá nhân hiệu quả. 

Đời sống

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3295/VPCP-KGVX ngày 17.4.2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày thành lập nước.

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...