Hà Nội "kích cầu" đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với hơn 2.700 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước. Kết quả này là nhờ thành phố đã đẩy mạnh việc "kích cầu" như tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Nguyễn Văn Chí đã có cuộc trao đổi về nội dung này.  

Chú trọng các sản phẩm có giá trị 

- Thưa ông, mới đây TP. Hà Nội đã đánh giá, phận hạng cho hàng trăm sản phẩm OCOP của các địa phương có tiềm năng 4 sao. Ông đánh giá thế nào về chất lượng các sản phẩm được tham gia đánh giá, thẩm định lần này?

- Năm 2023, TP. Hà Nội giao cho quận, huyện, thị đánh giá 400 sản phẩm. Đến thời điểm này, đã có 26 quận, huyện, thị xã đánh giá được 544 sản phẩm, trong đó có 20 quận huyện với 104 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao. Trước đây, đánh giá tiêu chí sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nhưng năm 2023, việc đánh giá các sản phẩm OCOP theo tiêu chí mới (Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có đưa ra tiêu chí về sở hữu trí tuệ. Do đó, nhiều sản phẩm OCOP 4 sao trước đây không có tiêu chí sở hữu trí tuệ giờ phải đánh giá lại. Đây là nội dung Văn phòng Nông thôn mới đã trao đổi với Sở Khoa học và Công nghệ, phối hợp với các quận huyện, và các chủ thể tham gia triển khai việc cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ nhằm nâng cấp các sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội Nguyễn Văn Chí

Việc đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện ngoài các thành viên hội đồng cấp huyện, đại diện các sở, ngành của thành phố cũng tham gia. Đặc biệt, lấy chất lượng đặt lên hàng đầu, các sở tham gia đánh giá, giám sát tất cả các quy trình, thủ tục phân hạng sản phẩm nên sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện chất lượng rất tốt.

Đối với sản phẩm 4 sao tham dự đánh giá lần này, có đến 50% các sản phẩm 4 sao trước đây được đánh giá lại, đây là những sản phẩm đã và đang tham gia các thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó, phải kể đến những sản phẩm xuất khẩu trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: miến dong Minh Dương; sản phẩm trà ướp sen Tây Hồ của hộ gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm với 5 đời được sản xuất lưu truyền, đây là sản phẩm tinh túy của Thủ đô, xuất hiện tại các tiệc trà tiếp lãnh đạo các nước đến thăm Việt Nam.

Đến thời điểm này, Hà Nội có trên 2.700 sản phẩm OCOP, dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Để có được kết quả này, từ năm 2022 thành phố tập trung chính cho các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm làng nghề, truyền thống. Sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP của thành phố, đơn vị thường xuyên kiểm tra nhằm giữ gìn, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được chứng nhận; đồng thời hỗ trợ việc mở rộng quy mô chế biến, nhãn mác, bao bì… nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Với số lượng lên đến hàng ngàn sản phẩm OCOP được đánh giá, công nhận, TP. Hà Nội có chính sách gì để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thưa ông?

- Khi thực hiện chương trình OCOP, TP. Hà Nội luôn xác định xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất. Trung bình năm, thành phố tổ chức 4 sự kiện OCOP không chỉ của thành phố, mà còn có cả các vùng miền trên  cả nước. Từ đó, các chủ thể OCOP của Hà Nội cũng như các vùng miền đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng Thủ đô. Đây không chỉ là cơ hội để các chủ thể trao đổi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm mà còn là cơ hội quảng bá sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.

Cũng từ năm 2023, thành phố đã định hướng đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế. Đơn cử, trong tháng 3.2023, Văn phòng Nông thôn mới đưa sản phẩm OCOP đến Hội chợ được tổ chức tại Cộng hòa Liên Bang Đức với sự tham gia của các chủ thể đã ký được hợp đồng thương mại lên đến gần 1 triệu USD. Đầu tháng 12.2023, thành phố đã đưa 8 doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ sang thị trường Italy, đây là thị trường bán lẻ tốt nhất hàng đầu châu Âu. Cũng trong chuyến làm việc, Hội đồng Thủ công mỹ nghệ Liên minh châu Âu đã cử đại diện hỗ trợ thiết kế đối với các sản phẩm về lụa và thêu để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, lại vừa phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng châu Âu.

Cùng với đó, thành phố chỉ đạo Sở NN - PTNT ký hợp đồng với các đối tác của Thụy Điển thiết kế lại mẫu mã các sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng châu Âu và trên thế giới. Thành phố ký với Hội đồng Thủ công Thế giới đưa làng nghề của Hà Nội vào hệ thống các thành phố thủ công, mỹ nghệ trên thế giới.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra thị trường thế giới

- Theo ông, cơ hội đối với các sản phẩm OCOP 4 sao được thành phố đánh giá và công nhận như thế nào? Văn phòng Nông thôn mới thành phố tư vấn, hỗ trợ ra sao đối với các chủ thể để các sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu dùng?

Sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng
Sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng

- Với những sản phẩm sau khi được công nhận OCOP 4 sao, chúng tôi rà soát lại mẫu mã, bao bì đạt chuẩn để dễ nhận diện mẫu mã, sản phẩm; trưng bày sản phẩm tại các sự kiện, hội chợ hàng tiêu dùng trong nước; đồng thời, lựa chọn nhóm sản phẩm 4 sao xúc tiến thương mại tại thị trường thị trường quốc tế. Bởi, những sản phẩm OCOP 4 sao là sản phẩm đầu tàu định hướng xuất khẩu, qua đó liên kết với các HTX, hộ nông dân để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

- Bên cạnh phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống, sản phẩm OCOP của Hà Nội có vai trò như thế nào trong thúc đẩy, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, thưa ông?

- Có thể nói, làng nghề của Thủ đô có đóng góp rất quan trọng vào giá trị thu nhập cũng như phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong 1.350 làng nghề và có nghề, đến nay TP. Hà Nội có 326 làng nghề và làng nghề truyền thống được thành phố công nhận. Để làng nghề của Hà Nội nằm trong bản đồ làng nghề thủ công mỹ nghệ của thế giới, thành phố phối hợp với các đơn vị quốc tế lựa chọn các nhóm làng nghề tiêu biểu đánh giá tiêu chí cụ thể, từ đó xem xét các làng nghề đã có gì, còn thiếu tiêu chí nào để tham mưu cho thành phố, phối hợp với các làng nghề hoàn thiện các tiêu chí.  

- Trân trọng cảm ơn ông!

_______

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.