Hà Nội: Khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý giao thông

Chất vấn tại Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội Khóa XVI về nhóm vấn đề lĩnh vực giao thông đô thị trên địa bàn thành phố, các đại biểu HĐND thành phố đã chỉ rõ những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý giao thông địa bàn Thủ đô.

Ưu tiên đầu tư các dự án giao thông cấp bách

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Bình cho rằng, hiện nay, mức độ thực hiện quy hoạch giao thông - vận tải đạt thấp, chưa đến 50%, trong khi nguồn lực đầu tư của thành phố có hạn. Hiện, thành phố đang dành 2/3 ngân sách đầu tư công cho các dự án cấp thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều công trình giao thông chậm tiến độ và ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Nhiều dự án chưa được ưu tiên đầu tư nên chưa tập trung hoàn thành để khép kín các đường vành đai và cải thiện giao thông công cộng.

“Vậy trong quá trình có thẩm định các dự án, Sở Giao thông - Vận tải đã có tham mưu như nào với UBND thành phố để tập trung đầu tư có hiệu quả và thứ tự ưu tiên như nào? Trách nhiệm của Sở với dự án chậm thi công?”, đại biểu Nguyễn Thanh Bình đặt câu hỏi.

Hà Nội: Khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý giao thông
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Phi Thường trả lời chất vấn tại kỳ họp

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Phi Thường cho biết, Sở đã rà soát chỉ tiêu quy hoạch, trong đó chỉ tiêu quy hoạch cơ bản thực hiện dưới 50%. Về đường bộ, mới thực hiện khoảng 45%, trong đó chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông mới đạt 12,13%, trong khi quy định từ 20 – 26%. Đặc biệt, trong đó đầu tư vận tải công cộng có 10 tuyến với 417km. Trong khi, quy hoạch dự kiến năm 2025 hoàn thành 4 tuyến, tuy nhiên đến nay mới hoàn thành 2 tuyến.

Ngoài ra, Hà Nội quy hoạch 18 cây cầu qua sông Hồng nhưng mới đầu tư được 9 cây cầu; qua sông Đuống quy hoạch 8 cây cầu nhưng hiện nay mới triển khai được 1. Tất cả nội dung này cộng với sự phát triển nhanh về dân số cơ học và phương tiện cá nhân khiến xây dựng hạ tầng luôn đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân nên gây ùn tắc giao thông.

Theo ông Nguyễn Phi Thường, tổng mức đầu tư cho toàn bộ nhu cầu khoảng 1.694.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trong 2 nhiệm kỳ (từ 2016 - 2025), HĐND thành phố mới dự kiến bố trí 280.000 tỷ đồng. Số lượng hạ tầng khung cần hoàn thành hiện nay còn 120km đường vành đai, 250km đường hướng tâm, 258km đường liên khu vực và 383km đường tỉnh lộ, 386km đường sắt đô thị.

Về thứ tự ưu tiên, đối với dự án cấp bách, trọng điểm (đường vành đai, hầm chui, đường sắt đô thị…) cần hoàn thiện dứt điểm tại các nút quá tải, hay ùn tắc. Sau đó ưu tiên đầu tư cầu qua sông và kết nối các tỉnh; đầu tư các tuyến đường tỉnh lộ.

Tham gia chất vấn, đại biểu Phạm Thị Hải Hoa đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải về tình trạng ùn tắc giao thông do còn có tình trạng xe dịch vụ trá hình, xe dù và giải pháp xử lý. Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Phi Thường cho biết, sau đại dịch Covid-19, thói quen đi lại của người dân thay đổi, lượng xe cá nhân phát triển mạnh; ý thức sử dụng phương tiện công cộng giảm xuống. Ngoài ra, người dân còn hình thành thói quen ở nhà gọi điện; từ đó xuất hiện các app đón khách trực tiếp tại nhà và liên hệ ra đến các bãi xe hợp đồng trá hình. Điều này mặc dù tạo sự thuận tiện cho người dân nhưng sẽ tạo ra sự tùy tiện, gây khó khăn trong công tác quản lý, xử lý vi phạm.

"Vừa qua, Bộ GT - VT đã rà soát 63 tỉnh, thành về vấn đề này. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Sở GT - VT đã thành lập 6 đoàn xử lý xe hợp đồng trá hình và hiện đang tăng cường phối hợp với Công an thành phố để triển khai các biện pháp xử lý tình trạng này", ông Nguyễn Phi Thường nêu rõ.

Lập chuyên đề riêng với tình trạng thanh niên lạng lách, mang hung khí

Chất vấn Giám đốc Công an thành phố, đại biểu Lâm Thị Quỳnh Dao cho biết, trên một số tuyến đường vành đai, ngoại thành vẫn còn tình trạng xe vận tải kinh doanh hàng hoá quá khổ cơi nới thành thùng lưu thông trên đường và chưa được xử lý triệt để. Đồng thời, vẫn còn tình trạng người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, lấn làn, đi ngược chiều; thanh niên đi môtô sử dụng vũ khí vào ban đêm… Qua đó, đề nghị Công an thành phố cho biết các biện pháp xử lý.

Trả lời đại biểu, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung cho biết, đối với vấn đề xử lý xe quá khổ, quá tải, Bộ Công an đã xác định 4 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông có tính chất nghiêm trọng (nồng độ cồn; quá khổ; quá tải; đi quá tốc độ). Do vậy, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố tập trung xử lý đối với 4 nguyên nhân trên.

Hà Nội: Khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý giao thông
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung trả lời tại phiên chất vấn

Từ năm 2020 đến nay, Công an thành phố đã kiểm tra, xử lý 17.444 trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải. Riêng 11 tháng năm 2023, đã kiểm tra, xử lý hơn 11.000 vi phạm; so với cùng kỳ năm 2022 tăng 8.006 trường hợp. Để giải quyết vấn đề này, Công an thành phố sẽ tăng cường tuyền truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Thực hiện việc lực lượng chức năng của huyện này sẽ đi kiểm tra tại huyện kia để tránh việc quen biết nể nang trong quá trình xử lý vi phạm. Đồng thời, phòng chức năng Công an thành phố sẽ trực tiếp xuống xử lý tại các địa bàn hay xảy ra vi phạm.

Bên cạnh đó, Công an thành phố sẽ tăng cường và thay đổi quy luật trong việc tuần tra, kiểm soát địa bàn. Phát động phong trào, quần chúng Nhân dân tham gia phản ánh, phát giác các vi phạm trật tự an toàn giao thông. Công an thành phố đã thiết lập trang Zalo tiếp nhận phản ánh của người dân và ban hành quy trình về tiếp nhận, xử lý. Đối với vấn đề xe đi ngược chiều, cũng có thể áp dụng các biện pháp như đã nêu đối với xử lý vấn đề xe quá khổ, quá tải đã nêu ở trên.

“Đối với vấn đề thanh niên lạng lách, đánh võng và mang theo vũ khí vào ban đêm, Công an thành phố đã có phương án, kế hoạch riêng về chuyên đề này. Từ thời điểm triển khai đến nay đã bắt giữ 2.584 phương tiện với 2.963 đối tượng. Trong năm 2023, Công an thành phố đã khởi tố 80 vụ với 623 đối tượng gây rối trật tự công cộng”, Giám đốc Công an thành phố Nguyễn Hải Trung thông tin thêm.

Còn đại biểu Hoàng Thị Thuý Hằng đánh giá, mô hình trông giữ xe Iparking đã được thành phố tạm dừng thí điểm từ tháng 9.2020 do có nhiều tồn tại, bất cập. Tuy nhiên, cử tri cho rằng đây là một phương thức quản lý điểm đỗ có nhiều ưu điểm và được áp dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết, đối với những phương thức quản lý được đánh giá tiên tiến như Iparking thì Sở tham mưu với thành phố để triển khai trong thời gian tới không?

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Phi Thường khẳng định đây là việc rất cần thiết. Sở đã được UBND thành phố giao nhiệm vụ xây dựng Đề án giao thông thông minh; hiện nay Sở đang điều chỉnh lại đề án báo cáo thành phố để thực hiện. thành phố đã thống nhất bố trí một khoản kinh phí giao Sở chuẩn bị cho công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án liên quan đến giao thông thông minh. 

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.