Hà Nội: Hơn 100.000 học sinh lớp 11 làm bài khảo sát chất lượng theo chương trình mới

Ngày 12.3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức bài thi khảo sát học sinh lớp 11 nhằm giúp các em chuẩn bị, làm quen với cấu trúc đề cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình mới vào năm 2025.

Năm học 2023 – 2024, toàn ngành GD-ĐT Hà Nội có 2.519 lớp 11 với tổng 101.580 học sinh. Các em học sinh được tham gia làm bài khảo sát chất lượng với hai môn Ngữ văn và Toán.

Buổi sáng, học sinh làm khảo sát môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút. Buổi chiều, học sinh làm bài khảo sát môn Toán theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Công tác tổ chức khảo sát chia theo 16 cụm, trong đó cụm lớn nhất là Nam – Bắc Từ Liêm (29 trường, 285 lớp 11 với 9.606 học sinh); cụm nhỏ nhất là Cụm Đan Phượng – Phúc Thọ (9 trường, 95 lớp 11 với 4.148 học sinh).

Trình tự thời gian, các phần việc của cán bộ làm công tác phục vụ tại mỗi buổi khảo sát đều thực hiện theo quy định với các nội dung như: phân công cán bộ coi thi, nhận giấy thi, giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi, đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng,…

Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Hồng Vũ cho biết, Hà Nội đang triển khai năm thứ hai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với cấp THPT, tuy nhiên tiếp cận chương trình như thế nào, dạy học ra sao thì phải có khảo sát mới đánh giá chính xác được.

Kỳ khảo sát giúp định hướng cách dạy cho giáo viên, giúp học sinh tiếp cận, làm quen với định hướng, cấu trúc đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Sở GD-ĐT đã yêu cầu các nhà trường thực hiện công tác tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, đúng quy chế; đặc biệt, đề khảo sát được thực hiện đúng định dạng đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD-ĐT công bố. Từ kỳ khảo sát này, giáo viên, học sinh sẽ tiếp cận nhanh hơn để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới. 

Học sinh lớp 11 học theo chương trình giáo dục THPT và học viên lớp 11 học theo chương trình giáo dục thường xuyên đều tham gia khảo sát với hai môn này. Nội dung kiểm tra nằm trong phạm vi chương trình giáo dục được học tính đến thời điểm được kiểm tra.

Tháng 4.2024, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 12. Mục đích của việc tổ chức khảo sát học sinh nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện, học tập của học sinh theo yêu cầu của chương trình, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, giúp học sinh điều chỉnh việc học tập, rèn luyện.

Giáo dục

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.