Hà Nội đặt mục tiêu 80 - 85% lao động qua đào tạo vào năm 2030

Từ nay đến năm 2030, TP. Hà Nội sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt 80-85%; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%...

Theo Kế hoạch số 181-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TƯ “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, từ nay đến năm 2030, TP. Hà Nội sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại.

Đồng thời, chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế, có một số trường tiếp cận trình độ các nước trong khu vực, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt 80-85%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 60%.

Kế hoạch nêu rõ một số chỉ tiêu chủ yếu đến 2030 cần đạt được, như thu hút 50-55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.

Hà Nội đặt mục tiêu 80 - 85% lao động qua đào tạo vào năm 2030 -0
Nhiều lao động tại Hà Nội tìm kiếm cơ hội việc làm. Ảnh: ITN

Cùng với đó, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%; 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Ngoài tra, 100% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương; có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

Bên cạnh đó, phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ Quốc gia.

Trong số 4 trường được đầu tư trường chất lượng cao, phấn đấu có 1 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 1 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp Thủ đô phát triển, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của thị trường lao động thành phố; đi đầu cả nước về các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, bắt kịp trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số ngành, nghề đào tạo.

Để đạt được các mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội yêu cầu tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách của thành phố về giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng.

Đặc biệt, cần đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp; ưu tiên quỹ đất sạch dành cho giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của thành phố; có giải pháp cụ thể, hiệu quả để tăng quy mô, chất lượng đào tạo, phân luồng tuyển sinh.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm “học đi đôi với hành”; nâng cấp và chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo; nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp.

Tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tương xứng với vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn…

Địa phương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trò chuyện với Người có uy tín vùng đồng bào DTTS
Trên đường phát triển

Thái Nguyên tạo “sức bật” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 đến 2024 là giai đoạn chuyển tiếp song song thực hiện 14 chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Bên cạnh đó, trên cơ sở tham mưu của Ban Dân tộc, UBND tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, đề án, chuyên đề riêng của tỉnh về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Các chính sách dân tộc được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần quan trọng tạo sức bật, làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS.

Đối thoại trực tiếp để giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp
Hoạt động chính quyền

Đối thoại trực tiếp để giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp

Nhằm nâng cao hơn nữa nhiệm vụ công tác dân vận thời gian tới, tại Hội nghị tổng kết công tác dân vận và hoạt động các Ban Chỉ đạo cấp ủy tỉnh về công tác dân vận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Đức Hinh đề nghị, ngành dân vận cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân để giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, phát sinh, nhất là các vụ việc phức tạp liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã vận động, hỗ trợ xây dựng được 8.386 nhà ở với tổng kinh phí hơn 566 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chung sức quyết tâm thực hiện mục tiêu sẽ thực hiện xóa 2.165 nhà tạm, nhà dột nát.

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng
Trên đường phát triển

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng

Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH Biên Thùy là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng
Địa phương

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng

Ngày 7.1.2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.

Hòa Bình: Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025
Địa phương

Hòa Bình: Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025

Ngày 7.1, Đoàn công tác của UBND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) tại bến xe khách trung tâm, bến thủy nội địa, cảng Bích Hạ, cảng Thung Nai phục vụ Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025.