Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài

(ĐBNDO) - Chiều 23.6, tại UBND huyện Đông Anh, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ Công bố, bàn giao Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, tỷ lệ 1/500. Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì buổi lễ.

Phó Bí thư Thành uỷ,Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị
Phó Bí thư Thành uỷ,Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch UBND TP cho biết, khu vực Bắc sông Hồng và huyện Đông Anh với lợi thế về vị trí, tiềm năng kinh tế, nguồn lực về đất đai, đây sẽ là khu vực phát triển đô thị quan trọng, là khu vực đô thị mới, hiện đại của Thủ đô Hà Nội. Tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đã định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng sẽ trở thành Trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển đô thị hiện đại gắn với bảo tồn giá trị di sản khu di tích thành Cổ Loa và giá trị cảnh quan thiên nhiên đầm Vân Trì- sông Thiếp. Trong đồ án cũng xác định Nhật Tân - Nội Bài là trục động lực chính trong việc hình thành và phát triển đô thị Bắc sông Hồng, có vai trò kết nối giao thông khu trung tâm thủ đô với không gian cửa ngõ Thành phố, với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là hình ảnh của Thủ đô cũng như cả nước với bạn bè quốc tế.

Đồ án này là cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Đồ án nhắm đến mục tiêu tạo lập bộ mặt đô thị mới, hiện đại gắn với các Trung tâm tài chính, triển lãm, văn hoá, thương mại... có hệ thống hạ tầng đồng bộ gắn với tuyến trục; trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, thương mại, du lịch.. của khu vực Bắc sông Hồng nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung; tạo một đô thị cửa ngõ kết nối Hà Nội, Việt Nam với thế giới, có bản sắc dân tộc, bền vững và mang tầm thời đại không chỉ trong kiến trúc, quy hoạch mà trong ứng dụng công nghệ hướng tới đẳng cấp và hội nhập quốc tế.

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, tỷ lệ 1/500 nằm về phía Bắc so với nội đô thành phố, dọc hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài gồm 3 đoạn trải dọc từ sân bay Nội Bài đến đê tả Hồng giao với cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 11,7 km thuộc một phần ranh giới hành chính của 9 xã, thị trấn của huyện Đông Anh gồm: Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Hải Bối, Xuân Canh, Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nguyên Khê và thị trấn Đông Anh; 3 xã của huyện Sóc Sơn gồm Phú Minh, Mai Đình và Phù Lỗ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem sa bàn quy hoạch chi tiết tuyến Nhật Tân - Nội Bài
Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem sa bàn quy hoạch chi tiết tuyến Nhật Tân - Nội Bài

Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài ảnh 3

Dọc tuyến đường điểm nhấn về kiến trúc còn có công trình tháp đôi cửa ngõ tại phía Nam đường vành đại 3; các công trình công cộng, thương mại dịch vụ triển lãm kết hợp với không gian xanh đầm Sơn Du; khu vực tổ hợp các công trình nhà cao tầng kế cận nút giao giữa đường Nhật Tân – Nội Bài và quốc lộ 5 kéo dài...

Bênh cạnh đó dọc tuyến đường còn có nhiều điểm nhấn cảnh quan với không gian xanh như công viên hồ điều hoà ở xã Tiên Dương; công viên hồ điều hoà Hải Bối, công viên văn hoá Kim Quy...

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định đây là tiền đề cho việc phát triển đô thị đồng bộ tại khu vực Bắc sông Hồng, đồng thời là cơ sở để xác định các dự án, kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia, góp phần tạo dựng Khu vực đô thị mới Bắc Sông Hồng, hình ảnh của Thủ đô hiện đại trong tương lai. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, UBND Thành phố đã có Quyết định số 6630/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, tỷ lệ 1/500 đoạn 1,2,3. Tại Đồ án quy hoạch đã xác định các khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường, định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, điểm nhấn đô thị, tạo lập hình ảnh đô thị, đồng thời xác định hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để cải tạo chỉnh trang đồng bộ các khu dân cư làng xóm hiện có đảm bảo việc phát triển bền vững chung toàn khu vực. Đây là cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai lập dự án và đầu tư xây dựng hai bên tuyến đường.

Chủ tịch UBND TP cũng giao UBND các huyện Đông Anh và Sóc Sơn phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc quản lý đất đai, xây dựng theo quy hoạch được duyệt, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định; Các Sở, ngành có liên quan: triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chuyên ngành do đơn vị mình quản lý trên cơ sở Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài được duyệt, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất…

“Thành phố Hà Nội mong tiếp tục nhận sự quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết được duyệt để góp phần  xây dựng Tuyến đường Võ Nguyên Giáp và Khu vực Bắc Sông Hồng thành khu vực đô thị kiểu mẫu, xây dựng hành ảnh đô thị hiện đại của Thủ đô trong tương lai”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Trọng tâm của khu vực là Tháp tài chính thương mại Phương Trạch, với chiều cao dự kiến tối đa khoảng 108 tầng Tháp tài chính được thiết kế từ hình tượng hoa sen
Trọng tâm của khu vực là Tháp tài chính thương mại Phương Trạch, với chiều cao dự kiến tối đa khoảng 108 tầng 

Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài ảnh 5

Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài ảnh 6
Tháp tài chính được thiết kế từ hình tượng hoa sen


Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài ảnh 7

Tin tức

Không để lãng phí nguồn lực tài sản công là nhà, đất
Chuyển động

Không để lãng phí nguồn lực tài sản công là nhà, đất

Ngày 8.7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội đã thống nhất nội dung báo cáo kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của thành phố.

Chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2
Tin tức

Chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1.2021 với thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song, cách cầu giai đoạn 1 khoảng 21m về phía hạ lưu sẽ được đầu tư bằng nguồn ngân sách của thành phố.
Hoàn thành sớm chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở
Tin tức

Hoàn thành sớm chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở

Theo thống kê, đến hết năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn TP Hà Nội đạt 26,8 m2/người, vượt sớm mục tiêu đến năm 2020 đã đặt ra (26,3 m2/người). Trong  năm 2021, Hà Nội đặt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân/người toàn thành phố là 27,2m2/người. Đồng thời, thành phố sẽ giải quyết có hiệu quả việc xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống của người dân.
Xử lý 23/30 điểm “đen” tai nạn giao thông
Tin tức

Xử lý 23/30 điểm “đen” tai nạn giao thông

Trong năm 2020, Sở GT - VT đã xử lý dứt điểm 23/30 “điểm đen” tai nạn giao thông bằng các biện pháp như: Bổ sung gờ giảm tốc, biển báo, bổ sung vạch sơn, tăng cường hệ thống chiếu sáng, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông... Đối với các “điểm đen” còn lại đang được các đơn vị liên quan tập trung khắc phục để xử lý dứt điểm trong thời gian tới.
Giảm từ 5 - 29 ngày giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng
Vụ án

Giảm từ 5 - 29 ngày giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 13.3.2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với tác động của dịch bệnh
Thị trường

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với tác động của dịch bệnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhiều lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Riêng 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động là 4.240 đơn vị (tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019). Trong bối cảnh đó, thành phố đã triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giữ ổn định kinh tế - xã hội.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và bình ổn thị trường
Vụ án

Tăng cường kiểm tra, giám sát và bình ổn thị trường

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành văn bản số 227/QLTTHN, chỉ đạo kịp thời nhằm tăng cường kiểm tra, sám sát, bình ổn thị trường, không để thiếu hàng hóa. Cục Quản lý thị trường Hà Nội chỉ đạo các phòng, các đội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện phối hợp phòng chống dịch bệnh, bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung hàng hóa, tuyên truyền không để người dân quá lo lắng và hoang mang.
Quyết liệt với tình trạng khai thác cát trái phép
Đại biểu - Cử tri

Quyết liệt với tình trạng khai thác cát trái phép

Nhiều tháng nay, người dân sống ven sông Hồng thuộc một số xã của huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội luôn sống trong cảnh bất an khi đất ven sông bị sạt lở nghiêm trọng bởi tình trạng khai thác cát trái phép. Mặc dù người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng, đề nghị can thiệp, ngăn chặn dứt điểm hoạt động này. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn tiếp diễn công khai và có chiều hướng ngày càng phức tạp.