Hà Nội: 1.000 trẻ em được vui chơi, tặng quà tại chương trình “Đêm hội Trăng rằm 2023”

Tối 29.9, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình “Đêm hội Trăng rằm 2023” tại sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì (Hà Nội) cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em có thành tích tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đặc biệt là sự tham gia của 1.000 thiếu niên, nhi đồng đến từ các quận, huyện, thị xã và Trung tâm, Trường, Làng nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố, đại diện cho hơn 1,9 triệu trẻ em của Thủ đô.

Chào đón và gửi những tình cảm yêu thương, nồng ấm nhất tới các em nhỏ, chúc các em có một đêm Trung thu thật vui vẻ và ấm áp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định: "Đêm hội Trăng rằm 2023" là món quà đặc biệt dành tặng cho tất cả các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết Trung thu là dịp để các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân Thủ đô thể hiện tình cảm yêu thương của mình dành cho trẻ em.

Hà Nội: 1.000 trẻ em được vui chơi, tặng quà tại chương trình “Đêm hội Trăng rằm 2023” -0
Các tiết mục biểu diễn trong chương trình "Đêm hội Trăng rằm 2023". Ảnh: ITN

Để bảo đảm cho mọi trẻ em sống trên địa bàn thành phố được đón Tết Trung thu vui tươi, đầm ấm, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã quan tâm tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em; tăng cường các hoạt động chăm lo về vật chất và tinh thần cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nói riêng...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh: “Nhiều em nhỏ mặc dù có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng bằng sự lạc quan, nỗ lực, ý chí vươn lên, chiến thắng số phận, bệnh tật để đạt được những thành tích cao trong học tập, trở thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đề nghị, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức và quan tâm hơn nữa tới công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện nghiêm túc đầy đủ quyền trẻ em, tạo cuộc sống an toàn cho trẻ bằng các hình thức phù hợp.

Hà Nội: 1.000 trẻ em được vui chơi, tặng quà tại chương trình “Đêm hội Trăng rằm 2023” -0
Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao quà cho các em nhỏ Ảnh: ITN

Trong khuôn khổ chương trình, với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, Ban tổ chức cũng đã truyền thông về Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và Đường dây tư vấn và bảo vệ trẻ em khẩn cấp của Trung tâm Công tác xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội): 0243.22.33.111, trực 24/24h tất cả các ngày trong tuần, sẵn sàng giải đáp và thực hiện công tác bảo vệ khẩn cấp trẻ em, phòng, chống nguy cơ xâm hại và bạo lực trẻ em, hỗ trợ xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh dành cho trẻ em.

Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn đã diễn ra trong “Đêm hội Trăng rằm 2023”. Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng 50 xe đạp và 150 suất học bổng, mỗi suất 2 triệu đồng tiền mặt và 200 suất quà, mỗi suất 600.000 đồng cho 200 trẻ em vượt khó học tốt của 5 huyện Ba Vì, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ và Làng trẻ em Birla, Trung tâm Bảo trợ xã hội 1, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, Phòng Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Cơ sở cai nghiện ma túy số 2.

Cùng với đó, 2 bộ trang thiết bị vui chơi (mỗi bộ 100 triệu đồng) và 200 phần quà (mỗi suất 130.000 đồng) cũng được trao tặng cho 1 trường mầm non và 1 khu dân cư dịp này.

Đặc biệt, có 800 suất quà dành tặng cho trẻ em tham dự chương trình (mỗi suất 130.000 đồng)... Tổng kinh phí trao tại chương trình là 1,1 tỷ đồng.

Đồng hành cùng thành phố Hà Nội trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thời gian qua là các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm.

Nhằm tiếp tục chia sẻ và động viên các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc sống, trong chương trình “Đêm hội Trăng rằm”, một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố Hà Nội.

Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024
Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị xúc tiến đầu tư trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Nhờ đó, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm. Đặc biệt thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Nai được bày bán vào các ngày cuối tuần. Ảnh: Bảo Phong
Địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp lợi thế, yêu cầu

Với thành quả ấn tượng đạt được trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cả về số lượng, chất lượng, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Địa phương

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 28.11, tại TP. Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần IV – năm 2024, giai đoạn 2024 – 2029 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn
Địa phương

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh với 85 phòng ngủ được thiết kế đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, 2 phòng họp hội nghị lớn, 2 phòng hội thảo với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; các bữa ăn theo yêu cầu với thực đơn phong phú, đa dạng được thực hiện bởi đầu bếp chuyên nghiệp... sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.