Hà đá: Món quà đặc biệt của biển mùa Xuân

Những ngày đầu xuân, Hải Phòng vẫn rộn ràng với nghề gõ hà đá của ngư dân tại các bãi biển: Đồ Sơn, Cát Hải, đảo Cát Bà,... Hà đá “nhỏ mà có võ", tạo nét riêng đặc biệt và thêm phần phong phú cho ẩm thực Hải Phòng. 

Hà đá (hay hà biển) cùng họ với hàu nhưng có vỏ ngoài sần sùi, sắc lẹm. Chúng sống bám vào các ghềnh đá ven biển. Với tập tính sinh sống bám rất chắc vào vật thể khác của con hà, khi thu hoạch ngư dân thường sử dụng chiếc búa có hai đầu nhọn (hay còn gọi là diều hàu) để nạy vỏ dễ dàng và thuận tiện hơn. Công việc “gõ” hà diễn ra ròng rã quanh năm nhưng vất vả nhất vào vụ mùa đông (từ tháng 12 tới tháng 5 năm sau), không nghỉ dù Tết đến, xuân về, để chất lượng hà ngon và ngọt nhất.

Hà đá: Món quà đặc biệt của biển mùa Xuân     -0
Thông thường, tiểu thương Hải Phòng chỉ mang ra chợ bán trên dưới 2kg hà đá

Món quà đặc biệt của biển 

Không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho những ngư dân Hải Phòng, hà đá còn có những ưu điểm về dinh dưỡng, như: Bổ sung vitamin E, vitamin C; tốt cho tim mạch, xương và mắt,... chưa kể còn đa dạng về cách chế biến.

Chị Trần Thị Bích, một người dân cư trú tại đường Trần Nhật Duật, phường Cầu Đất cho biết: “Hà là món ngon phù hợp cho gia đình ngày Tết. Vị béo, bùi mà nấu cùng canh chua hoặc nấu cháo cũng rất ngon, giá thành hợp lý nên khoảng 1-2 tuần mình lại mua về nấu cho gia đình. Tuy nhiên phải đi chợ vào sáng sớm thì mới mua được hà ngon, phải chọn những con hà tươi béo, nhiều nước thì thịt mới ngọt”.

Để tìm hiểu sâu hơn về nghề gõ hà, Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã tìm đến chợ Cố Đạo – một khu chợ ẩm thực nổi tiếng, nằm trong khu dân cư cổ trước đây của thành phố. Tại đây, tiểu thương bày bán rất nhiều hải sản tươi ngon: Tôm, cua, cá quậy nhảy khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên, khó tìm được gian hàng nào bán hà đá. 

Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân bản địa, PV may mắn gặp được gian hàng của chị Vũ Kim Thoa (51 tuổi). Chị hành nghề buôn bán lâu năm tại chợ Cố Đạo, được nhiều khách hàng tìm tới để mua hà tươi sống. Giải thích vì sao đang vào mùa mà lại ít người buôn hà đến vậy, chị Thoa chia sẻ: “Từ sáng sớm họ đã bán hết hà rồi, mỗi lần thu hoạch cũng ít nên bán nhanh lắm. Không ra sớm là không kịp mua đâu, nhất là vào dịp đầu năm nữa”. 

Tâm sự về quá trình thu hoạch hà đá những ngày này, chị Thoa kể rằng, cứ tầm cuối giờ chiều cho đến tối muộn là ngư dân đem đồ nghề, gồm một chiếc diều hàu và một cái cặp lồng ra bãi biển Đồ Sơn để gõ hà. Hôm nào nước lên nhanh thì thu hoạch được ít, hà bé, bán không được bao nhiêu. Có lúc phải ra biển vào sáng sớm ngày hôm sau để có đủ hà đem đi bán. Còn vào những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới se lạnh thì nước rút sớm, lại được mùa nên vỏ hà to, ngọt thịt, dễ bán với giá cao. Có thể thấy được, với sức lao động của 1 người/ngày sẽ thu hoạch tối đa khoảng 2kg - 2,5kg hà, bán với giá trung bình là 200.000 nghìn đồng/kg, phần nào giúp các gia đình ngư dân trang trải cuộc sống. 

Hà đá: Món quà đặc biệt của biển mùa Xuân     -0
Hà biển bám thành từng mảng trong các khe đá trên bãi biển Đồ Sơn

Những hiểm nguy kề cận 

Ngoài những lợi ích có được từ nghề thu hoạch hà đá, ngư dân ở đây cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro lớn. Do môi trường làm việc gắn liền với biển cả, đã có không ít người bị ngã vì đứng trên ghềnh đá phủ rêu trơn trượt nguy hiểm. Chưa kể, thời tiết lạnh đông - xuân dễ gây ra bệnh cảm, đau nhức xương khớp. 

Cùng với đặc trưng của nghề gõ hà là chiếc diều hàu sắc nhọn cộng thêm vỏ ngoài của hà cũng rất bén, nên tổn thương trong quá trình lao động là khó có thể tránh khỏi. Cô Nguyễn Thị Minh – một ngư dân tại quận Đồ Sơn, theo nghề gõ hà gần 30 năm chia sẻ: “Con hà bám rất chắc vào đá nên có lần gõ hụt, lưỡi diều bật khỏi đá đâm trúng tay làm chảy máu, giờ tay cô chỗ nào cũng chi chít sẹo to sẹo nhỏ”.

Cũng theo cô Minh, hà đá còn có vỏ ngoài sắc nhọn, chúng bám vào tàu thuyền, thậm chí ăn mòn và đục khoét nhà cửa, đê kè, các công trình ven biển của người dân khu vực, gây ra không ít phiền phức. Để khắc phục điều này, ngư dân phải phủ một lớp đá hoa cương lên mặt ngoài các công trình, rất tốn kém về kinh tế.

Khó khăn vất vả là vậy nhưng vì kế sinh nhai nên nhiều ngư dân và tiểu thương Hải Phòng vẫn cố gắng từng ngày để theo lấy nghề. Những con người chăm chỉ, cần cù không kể nắng mưa ấy cũng đã góp phần hình thành nên tinh hoa nghề gõ hà độc đáo, được xem như là một nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa biển Hải Phòng.

Đời sống

Khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Đời sống

Khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Hòa chung không khí hân hoan, tự hào của nhân dân cả nước chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đúng vào ngày 30.4.2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ dành cho Khách hàng Ưu tiên (Vietcombank Priority Lounge) tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

Phó Giám đốc BHXH Khu vực I Đàm Thị Hòa trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho NLĐ khó khăn tại Hoàn Kiếm.
Đời sống

Tặng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Mới đây, tại Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2025 quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm và Ngân hàng Vietinbank trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho 18 người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân
Đời sống

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân

Thấm nhuần lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Lương y phải như từ mẫu", trong suốt những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện toàn diện theo phương châm "Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật". Với tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chính quy, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, đội ngũ thầy thuốc nơi đây đã và đang mang đến sự hài lòng cho người bệnh, góp phần củng cố niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân đối với hình ảnh "Người thầy thuốc quân y - Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.

BHXH Việt Nam lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.
Đời sống

Sẵn sàng đột phá, bước vào kỷ nguyên thịnh vượng

Nửa thế kỷ trôi qua kể từ đại thắng Mùa xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn quân và dân ta luôn giữ vững niềm tin, với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với ngọn lửa xuyên suốt hành trình xây dựng đất nước, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, với những bước chuyển mình mạnh mẽ, để lại dấu ấn đặc sắc trong công cuộc cải cách toàn diện tổ chức bộ máy, hướng tới một nền hành chính hiện đại, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Đoàn công tác Agribank tặng quà cho cán bộ chiến sĩ và các lực lượng trên đảo Đá Thị
Xã hội

Tự hào là một phần trong hải trình đến với Trường Sa

Tháng Tư về, Đoàn cán bộ Agribank do Phó Tổng giám đốc Phùng Thị Bình dẫn đầu lại tiếp tục cùng Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước lên đường đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1; vượt hơn 1.000 hải lý, đi qua các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/2 Phúc Tần... - những biểu tượng sống động của tinh thần yêu nước, Agirbank càng cảm thấy tự hào khi được là một phần trong hải trình kết nối yêu thương giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa biển đảo yêu thương và đất liền.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.