Guru Khan<br><i>Truyện rất ngắn của Inrasara </i>

Năm mươi tuổi, Guru Khan rời bỏ làng, đi vào vùng núi sâu. Không ai biết nguyên nhân do đâu. Vợ con không biết, họ hàng thân thích không biết. Cả Paxeh San người bạn thân mỗi chiều trà đàm của ông, cũng không biết. Guru Khan nổi tiếng cao chữ được dân làng trọng vọng, gia đình thì đang yên đang lành, vậy mà đột nhiên ông bỏ đi lên núi. Không ai hiểu tại sao, vì đâu. Đầu hôm, Guru Khan nói với vợ: “Mình cần lên núi ẩn tu, mẹ nó à”. Bà Khan không nói gì, lục tục thu xếp hành lý cho ông. Nửa đêm hôm đó, ông đi. Với gói đồ đạc, gọn và nhẹ. Thêm cái rựa với cây cuốc.

Người Khmer được đẩy vào chùa ngay từ bé rèn luyện cho đến lúc trưởng thành. Tại đây, có hai lối đi chọn lựa: hoặc trở thành thầy tu chuyên nghiệp hoặc tự tin đi vào đời, dựng nghiệp, lấy vợ, sinh con đẻ cái. Người Chăm thì khác. Ông bị ném thẳng vào trường đời để ngụp lặn, tôi luyện trong nó. Rồi ở tuổi đứng bóng mặt trời, khi đã có cơ nghiệp vững chãi, ông có hai con đường để chọn lựa: hoặc ông chìm nghỉm trong nó hoặc ông bứt ra khỏi nó, để đi trên con đường trầm tưởng của riêng ông. 

Trắng tay và trắng hồn, ông đi vào đời với bàn chân mới lạ và cái nhìn tinh khôi. Cuộc đời với ông nhiều bất trắc nhưng đầy huyền nhiệm. Nó có thể đè bẹp thân ông hoặc đập vỡ tim ông để tâm hồn ông bật lên tiếng hát đau thương linh thánh. Rồi khi ông đã thấm đẫm nỗi đời, đã vượt qua được dòng sông cuồn cuộn đau khổ của cuộc đời, lòng ông đã lắng, nhìn trở lại con sông, ông suy nghiệm cuộc đời.

Con mắt cuộc đời sâu thẳm nhìn ông: con mắt hà khắc đầy trìu mến yêu thương. Cuộc đời với ông là Một. Một duy nhất, hiểm nguy, bỏng cháy và lôi cuốn.

 Minh họa của Thúy Hằng
Minh họa của Thúy Hằng

Chín năm sau, sáng dậy mở cửa chòi, Guru Khan nhìn thấy một người đàn ông đứng sững trước mặt. Đứng đó, có lẽ đã khá lâu. Một người nông dân quen biết, tuổi độ tứ tuần. Guru Khan hỏi:

- Ông lên đây tìm tôi có việc chi không?

- Dạ, con lên gặp Guru xin học đạo - người nông dân nói.

 Guru Khan nhìn sâu vào mắt người đàn ông hồi lâu. Cuối cùng Guru nói:

- Dạy ngươi kinh sách thì ta lại phải học thêm gấp hai lần ngươi. Ta đã già, không có của cải gì cả.

Không chần chừ, người nông dân bảo:

- Nhà con có non mẫu ruộng, con xin hiến cho Guru.

- Ta không có trâu để cày.

- Con có cặp trâu đã thuần.

- Ta cũng không có người chăn trâu.

-  Con có đứa con trai khỏe mạnh - người nông dân nói sau giây lát ngập ngừng.

- Ta sống cô đơn, không có ai lo cơm nước.

- Con nguyện lo cho Guru.

- Không, ta và ngươi dành hết thời gian cho học tập và tu luyện.

- Nhà ngươi có vợ chứ? - Sau một hồi im lặng, vị sư hỏi.

Người nông dân lưỡng lự giây lát, cuối cùng ông nói dạ một tiếng vừa đủ cho người đối diện nghe.

Hôm sau, người nông dân đi qua chòi vị sư Bàlamôn cùng tài sản và hai người thân yêu của mình. Căn chòi được cơi nới. Thêm ba sinh linh, nhưng căn chòi vẫn cô độc và câm lặng giữa núi rừng hoang vu, tĩnh tịch.

Một, hai rồi ba tháng, người học trò chỉ được vị sư phân công chép một bản kinh duy nhất. Lần thứ nhất, thứ hai, rồi thứ ba… vị sư Bàlamôn đều lắc đầu và bảo chép lại. Khi người học trò mang bản kinh chép lần thứ bảy đến trình, Guru Khan nói:

- Được rồi, lòng con không còn bợn bụi trần. Ta có thể truyền dạy cho con tinh hoa giáo lý Bàlamôn.

Khi tôi còn chưa cắp sách đến trường, cha dạy tôi thuộc lòng: Tikuh, Kabaw, Rimaung, Tapay, Inư Girai, Ula Anaih... Sau đó là Tí, Sửu, Dần… Tôi nằm úp ngực sàn nhà mà vẽ chữ. Từng chữ từng nét. Tôi hỏi cha: - Sao cứ phải ula anaih mà không la neh cho nhanh, con thấy ai cũng nói thế mà? - Không nhanh được, - cha bảo. Bốn mươi năm sau, bà xã hay độn tiếng Việt vào câu tiếng Chăm - để cho nhanh - em ngụy biện. Nhanh, đó là đặc tính của văn minh hiện đại, trong khi học thì phải thật chậm.

Đánh vần TÍ, cha dạy: akhar kak takai kuk pauh danih lang likuk akhar tak takai kik, kak kuk dani kuh tak tik TIKUH. Chẳng phiền ai cả, êm như ru, đánh vần mà như hát. Sau một góc tư thế kỷ, sách giáo khoa mới biên soạn dạy con cháu: k - uh - kak uh kuh - TIKUH. Nhanh, gọn, rất fast food ăn nhanh! Nhưng học thì phải chậm. Thông minh đến đâu cũng nên chậm, - ông ngoại nói. Ông ngoại là thầy cao đạo trong vùng. Đêm trăng sáng, nằm ngửa trên chõng tre ngoài sân, ông ngâm cho tôi nghe Trường ca Glơng Anak. Đoạn đó cháu thuộc rồi ông à - tôi nói. - Thuộc rồi cũng phải học lại - ông ngoại bảo. Mãi sau này, tôi mới hiểu người Guru cao đạo ấy: thuộc cũng cần đọc lại.

Ba năm trôi qua. Sau một buổi thiền định, Guru Khan nói với đồ đệ:

- Vụ gieo cuối cùng đã mãn, con có thể cho cháu dắt trâu về.

Nửa năm sau, Guru nói:

- Vụ gặt cuối cùng đã xong, bây giờ phần mẫu ruộng lại thuộc về con.

Cuối cùng, một buổi chiều như mọi buổi chiều, Guru Khan bảo:

- Bữa cơm cuối cùng đã dùng, người vợ của con có thể về nhà. Và cả con nữa, bài học cuối cùng đã dứt, con không phải cần đến ta nữa.

- Thưa Guru, con xin ở lại suốt đời phụng sự Guru.

- Không, ông phải tự đi một mình. Để sau này ông còn phải làm thầy. Cả ta, ta cũng không cần đến ông nữa.

Vị sư già nói xong, quay lưng bước vào chòi, khép cửa lại.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.