Gỡ "nút thắt" để thu hút người dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp

Để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, việc thu hút thêm nhiều người dân tham gia hợp tác xã (HTX) rất quan trọng. ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị trong dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần làm rõ một số nội dung nhằm phát huy vai trò của HTX nông nghiệp, khuyến khích HTX mở rộng sản xuất, kinh doanh khi tham gia thị trường.

Gỡ
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thảo luận về một số vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sáng 5.4 tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh nhấn mạnh, trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, HTX đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện nay có khoảng hơn 29.000 HTX. Riêng các hợp tác xã nông nghiệp là khoảng hơn 19.400 hợp tác xã, chiếm khoảng 67% tổng số HTX cả nước. Các HTX nông nghiệp thu hút được khoảng 3,4 triệu thành viên (trong đó thành viên là hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 84%, số thành viên còn lại là các thành phần khác như các cá nhân, tổ nhóm, doanh nghiệp). Như vậy, bình quân mỗi HTX nông nghiệp có 176 thành viên và HTX mới chỉ thu hút được khoảng 31% tổng số hộ nông lâm thủy sản cả nước (9,10 triệu hộ). Tổng số lao động thường xuyên trong HTX nông nghiệp khoảng 550  nghìn người (tăng 143 nghìn so với năm 2013).

Đại biểu Kim Anh cho rằng, số lượng chung của HTX nông nghiệp tăng nhanh 10 năm qua. Chất lượng hoạt động của các HTX cũng đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt nhiều mô hình mới xuất hiện trong đó hơn 4.000 HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trên 2.000 HTX nông nghiệp ứng dụng CNC, công nghệ số, gần 2.400 HTX nông nghiệp thành lập doanh nghiệp trong HTX, khoảng 150 HTX nông nghiệp hoạt động trực tiếp gia xuất nhập khẩu và khoảng 850 HTX là chủ thể tham gia sản xuất và sở hữu khoảng 40% sản phẩm OCOP cả nước. Mặc dù vậy, các HTX nông nghiệp hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Cụ thể, theo đại biểu, quy mô thành viên và quy mô doanh thu nhỏ; năng lực quản lý và quản trị điều hành của cán bộ HTX còn hạn chế; hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp đều thiếu vốn, tài sản, đất đai, đặc biệt là thiếu hạ tầng phục sản xuất kinh doanh nhất là các cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản; lợi ích mang lại cho thành viên thấp, chưa thu hút được đông đảo hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản tham gia HTX; tỷ lệ HTX nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị, tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông sản cho HTX chưa cao (khoảng 24%)…

Bên cạnh đó, mô hình hoạt động của các HTX nông nghiệp có nhiều đặc thù khác biệt với các loại hình HTX trong các lĩnh vực khác như: Thành viên đa số là các hộ nông dân, quy mô, năng lực sản xuất còn hạn chế; lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp lợi nhuận thấp, chịu nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện BĐKH; HTX nông nghiệp phải đóng vai trò trung gian hỗ trợ hộ nông dân sản xuất kinh doanh và tham gia thị trường hiệu quả, thu hút được đông đảo hộ nông dân tham gia HTX; đặc biệt ngoài sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản, các HTX nông nghiệp còn phải tham gia cung cấp các dịch vụ công ích (tưới tiêu, bảo vệ môi trường, đào tạo, huấn luyện, tạo thêm việc làm cho bà con nông dân,…)

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đề nghị trong dự án Luật cần làm rõ một số nội dung:

Thứ nhất, Luật cần tiếp tục có quy định cụ thể nhằm tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể (nhất là các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, bình đẳng) và phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả nước.

Gỡ
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Thứ hai, tạo điều kiện để HTX nông nghiệp thu hút nhiều đông đảo nông dân tham gia, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập. Tránh việc hạn chế tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ của HTX ra bên ngoài; bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp, khuyến khích HTX mở rộng sản xuất, kinh doanh khi tham gia thị trường.

Thứ ba, hỗ trợ các HTX nông nghiệp thực hiện hài hòa lợi ích của thành viên, lợi ích tập thể, cộng đồng nông thôn, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn. Cần phải có các quy định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các HTX, đặc biệt là các HTX quy mô vừa và nhỏ chưa/không đủ năng lực; quan tâm hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo các thành viên, đặc biệt là lãnh đạo HTX.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ đặc thù để tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp khơi thông vốn tín dụng, tích lũy tài sản, huy động vốn nhàn rỗi trong các thành viên để phục vụ sản xuất kinh doanh của các HTX. Dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn việc việc vốn hóa các tài sản của nhà nước, cộng đồng ủy thác cho HTX khác thác (trạm bơm, cầu cống, mương máng…); quy định về chứng nhận, xác nhận giá tài sản của HTX, thành viên HTX nhất là các tài sản trên đất (nhà màn, nhà kinh, hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại..); quy định về tín dụng nội bộ và việc huy động vốn trong hợp tác xã. Quan tâm đặc biệt đến một số các chính sách thiết yếu và hiệu quả thực thi chính sách, tránh tình trạng chính sách quy định một cách dàn trải, thiếu nguồn lực thực hiện. Hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển các cơ sở chế biến, bảo quản và thương mại nông sản, chế biến phụ phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường; bảo hiểm nông nghiệp thực hiện qua các HTX; hỗ trợ các HTX nông nghiệp chuyển đổi số và chính sách miễn, giảm thiểu thuế thu nhập, thuế giá gia tăng đối với các dịch vụ của  HTX, nhất là các dịch vụ nâng cao phúc lợi ở nông thôn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nông nghiệp, dịch vụ môi trường, phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn; các chính sách giúp HTX nông nghiệp tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, phát triển thành viên, tăng cường liên kết chuỗi hiệu quả…

Thứ năm, quy định về về tổ chức đối với HTX nông nghiệp để có thể thu hút đông đạo người dân quan tâm vào HTX bao gồm cả thành viên chính thức, thành viên liên kết (không góp vốn, chỉ sử dụng dịch vụ của HTX hoặc ngược lại); Quy định các tiêu chí phân loại theo lĩnh vực hoạt động, trong đó, nội dung chi tiết các tiêu chí phân loại và mục đích, mục tiêu áp dụng theo từng tiêu chí cần được nghiên cứu, bổ sung quy định chi tiết trong Luật HTX sửa đổi.

Thứ sáu, Luật HTX sửa đổi cần có quy định cụ thể về thành lập, phát triển doanh nghiệp trong HTX, liên hiệp HTX, làm rõ về loại hình doanh nghiệp, mối quan hệ quản lý, quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp, hoặc các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nông sản.

Khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị Cơ quan chủ trì thẩm tra và Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tiếp tục nghiên cứu để thiết kế một Chương riêng trong dự án Luật quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp hoặc Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về HTX nông nghiệp, làm cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định, khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật HTX hiện hành.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Chiều 20.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc do Chủ tịch Tập đoàn Koo Bon Sang dẫn đầu đang có chuyến thăm và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 tại Việt Nam.

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng
Thời sự Quốc hội

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân

Chiều nay, 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân (KSND). Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu của toàn ngành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.