Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ trọng tâm “chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm”

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, kết quả đạt được và những đóng góp quan trọng của ngành kiểm sát nhân dân trong năm 2024 vừa qua.

thanh-man-7746.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Trong năm 2024, ngành KSND đã tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, xác định và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ trọng tâm “chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm”. Thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố, nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giải quyết các vụ án hình sự, bảo đảm việc phê chuẩn, truy tố của Viện Kiểm sát có căn cứ, đúng pháp luật; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ, kịp thời đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về tham nhũng, những vụ án dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị, góp phần phòng ngừa, khắc phục vi phạm và tội phạm. Kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng các cơ quan tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có nhiều đổi mới, đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, với quyết tâm chính trị rất cao việc triển khai thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tổ chức, cán bộ của ngành bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo gắn với phân công, giao việc; tăng cường công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác. Đây là cách đào tạo cán bộ rất hiệu quả, nhất là đào tạo cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong ngành kiểm sát. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

dai-bieu-3169.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Tích cực triển khai Nghị quyết Trung ương 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngành đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành hữu quan trong xây dựng pháp luật. Đề xuất Quốc hội xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các đạo luật về tư pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Vừa qua, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và trình Quốc hội Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án. Đến nay, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao. Đây là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý sớm vật chứng, tài sản trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; bảo đảm hiệu quả, sớm đưa các tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí.

Thời gian qua, tình hình tội phạm, các tranh chấp dân sự, hành chính tăng trung bình hơn 10%/năm nên khối lượng công việc tăng thêm nhiều, trong khi tổng biên chế của Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp vẫn giữ nguyên, nhưng ngành kiểm sát đã nỗ lực vượt qua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

quang-canh-ctqh.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, ngành KSND cũng đã chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục và rút ra những bài học kinh nghiệm. Chủ tịch Quốc hội đề nghị toàn ngành tiếp tục đề cao trách nhiệm, phân tích sâu sắc hơn, đầy đủ hơn nữa những hạn chế, tồn tại, làm rõ nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan, đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục cho được những hạn chế và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thực hành quyền công tố

Nêu bật bối cảnh tình hình năm 2025, trong đó, ở trong nước, tình hình vi phạm, tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức mới phải giải quyết, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, toàn ngành kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa; tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đặt ra; đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, trước tiên, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tư pháp. Đổi mới các mặt công tác gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực thi nhiệm vụ. Chủ động nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những giải pháp tăng cường năng lực cho ngành, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của ngành kiểm sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tội phạm về kinh tế, chức vụ. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh giải pháp chủ động phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa là vấn đề quan trọng.

chup-anh-a2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thực hành quyền công tố. Đây là trách nhiệm chính trị của ngành kiểm sát trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, nhất là chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan kịp thời xử lý các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, các “điểm nóng”, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng cường kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm trong thi hành. Chủ động kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm; yêu cầu các cơ quan hữu quan loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra, bảo đảm thực sự là thiết chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp thực sự trong sạch.

Tiếp tục triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng yêu cầu và tiến độ của Trung ương. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sau khi sắp xếp, bộ máy tổ chức cán bộ đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, khoảng trống về thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng giải quyết án, giữ vững kỷ luật, kỷ cương nghiêm minh trong thực thi công vụ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; hoàn thành việc xây dựng dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025). Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã thông qua 2 Luật, 5 Nghị quyết về ngành kiểm sát; bên cạnh đó, trong các nghị quyết Kỳ họp của Quốc hội đều có nội dung giao nhiệm vụ cho ngành kiểm sát.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đây là đạo luật mới trong hệ thống pháp luật nước ta, liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát. Các quy định của Luật rất nhân văn, tiến bộ, tạo cơ hội để người chưa thành niên sửa chữa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, đề nghị tổ chức tập huấn kỹ lưỡng trong toàn ngành và khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết để Luật sớm đi vào cuộc sống.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ chuyên gia về dữ liệu điện tử, công nghệ cao. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Chủ động, tích cực trao đổi, đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương, nhất là các cơ quan tư pháp, khối nội chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ghi nhận các đề xuất tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chuẩn bị các hồ sơ, tờ trình, báo cáo cấp có thẩm quyền, nếu vượt quy định thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét cụ thể.

Với truyền thống tốt đẹp của ngành kiểm sát, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm, kỷ cương; cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; sự ủng hộ, đồng hành của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, ngành KSND sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Nhân dịp sắp sang năm mới 2025 và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, Chủ tịch Quốc hội chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành kiểm sát nhân dân và quý đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, phấn đấu đạt được nhiều thành tích mới trong thời gian tới; năm mới đạt nhiều thắng lợi mới.

Thời sự Quốc hội

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng
Thời sự Quốc hội

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.

Hải Phòng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, cải cách, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Thời sự Quốc hội

Hải Phòng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, cải cách, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Lời Tòa soạn: Chiều 18.12, tại Hải Phòng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng

Chiều nay, 18.12, tại Hải Phòng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15, ngày 30.11.2024, của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15, ngày 24.10.2024, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025.