Đề xuất lập Tổ công tác đặc biệt về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. 

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng xem xét, thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Bộ cho rằng, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước; có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ và lần đầu được triển khai tai Việt Nam nên cần có sự chỉ đạo tập trung từ cấp cao nhất, có quyết tâm chính trị mạnh mẽ. Đồng thời cần được nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật (công nghệ, tốc độ khai thác, đối tượng phục vụ…) mô hình khai thác hợp lý trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế, điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tầm nhìn chiến lược, dài hạn.

Để thực hiện thành công dự án trên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp, nguồn lực huy động rất lớn. Do đó, cần sự vào cuộc, phối hợp của các bộ ngành, địa phương nên cần thiết thành lập Tổ công tác giúp Thủ tướng để nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp lớn mang tính tổng thể, liên ngành và chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

duongsatbacnam1-16187070891751523069308.jpg -0
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất lập Tổ công tác đặc biệt về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nguồn: ITN

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ là Tổ trưởng Tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Tổ phó thường trực là Phó Thủ tưởng Chính phủ Trần Hồng Hà; 2 Tổ phó là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Các thành viên khác của Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động, Thương binh và Xã hội. Cùng với đó là Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch UBND của 20 tỉnh/thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Về Cơ quan thường trực tổ công tác, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải là Cơ quan thường trực Tổ công tác xây dựng Đề án.

Tổ công tác hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Bộ Chính trị có kết luận về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước để hoàn thiện Dự thảo báo cáo tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như châu Âu, Trung Quốc... để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Để có đầy đủ cơ sở khoa học và khách quan, Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.