Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Cần hiểu đúng để học trúng!

Hiện nay, các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang ngày càng được phụ huynh và học sinh coi trọng. Tuy nhiên, có một thực tế rất nhiều em điểm IELTS rất cao nhưng điểm tiếng Anh trên lớp chỉ ở mức trung bình.

Theo Báo cáo thường niên 2023 về dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam, năm 2018 độ tuổi 16-18 chỉ chiếm 1,5% người thi IELTS; nhóm 19-22 chiếm 13%; nhóm trên 23 tuổi chiếm hơn 50%. Tuy nhiên sau 5 năm, năm 2023, những con số đã có sự biến đổi lớn. Cụ thể nhóm 16-18 tuổi đã tăng trên 20%; nhóm 19-22 tăng gấp đôi(>30%); nhóm trên 23 tuổi xu hướng giảm chỉ còn 25%. 

Đây mới là con số thống kê ở lứa thấp nhất là 16 tuổi. Thực tế ở lứa tuổi tiểu học và THCS đang nở rộ phong trào học và thi IELTS. Nhiều phụ huynh cho rằng IELTS là cần thiết vì gần như xã hội đang có xu hướng "phổ cập hoá" chứng chỉ quốc tế. Bộ phận phụ huynh khác lại đau đầu vì con mình còn non nớt nhưng đã phải chạy đua với các bạn theo những chứng chỉ phù hợp với lứa tuổi THPT trở lên. Từ đó tạo nên sự hoang mang cho cả học sinh và phụ huynh giữa việc học IELTS hay học tiếng Anh trên trường học. 

Còn độ vênh giữa học trên lớp và học thi chứng chỉ

101536.1kx.isij.jpeg -0
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch cho biết, thực tế hiện nay, có một số trường cấp tiểu học, THCS và THPT có sử dụng các chứng chỉ quốc tế để làm điều kiện xét tuyển. Ví dụ IELTS  được coi như một điểm để xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. 

Có thể ở cấp tiểu học, việc thi cử chưa cần thiết, nhưng ở cấp THPT vai trò của chứng chỉ như IELTS càng quan trọng hơn khi kết quả của chứng chỉ quốc tế này được sử dụng để xét tuyển vào đại học. Đặc biệt sau THPT vai trò của IELTS cũng rất cao khi người học phải ứng dụng vào làm việc.

Nếu nói phụ huynh có tâm lý coi nhẹ học tiếng Anh ở trường và coi trọng học thi chứng chỉ là không chính xác. 

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội nhận định, trong một thời gian dài đã có sự vênh giữa việc học ở trường phổ thông với việc học thi các chứng chỉ. Đặc biệt từ sau khi có đề án ngoại ngữ quốc gia về việc thi tốt nghiệp THPT. Đề thi tốt nghiệp THPT hầu hết thi trên giấy, kỹ năng xoay quanh các bài đọc hiểu, ngữ pháp... Trong khi đó các chứng chỉ quốc tế đều thi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. 

Việc Bộ GD-ĐT không coi tiếng Anh là môn thi bắt buộc nữa, như vậy vẫn có một sự vênh nhất định ở đây. Nhìn rõ nhất là tâm lý học cho đủ điểm ở trường của học sinh. Một bộ phận giáo viên cho rằng việc học như này không phù hợp với hình thức thi, nên tạo điều kiện để học sinh ra ngoài học những điều cần thiết cho việc sử dụng ngoại ngữ.

Hiện nay, thực trạng này tạo độ vệnh lớn giữa việc dạy và học cũng như thi cử của học sinh với môn tiếng Anh. Tuy nhiên, khi những giáo viên có mong muốn giảng dạy chương trình tiếng Anh mới, họ mong muốn giảng dạy tăng cường các kỹ năng, nghe, nói đọc, viết, thời điểm đó sự khớp giữa hai bài thi vào trong THPT và bài thi quốc tế IELTS sẽ tốt hơn.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi, công nhận tương đương giữa điểm thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT và chứng chỉ IELTS như thế nào. Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, phụ huynh cần hiểu hai bài thi là khác nhau. 

Bài thi IELTS cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và đạt được 4.0 không phải đơn giản. Trong khi đó bài thi tốt nghiệp THPT về cơ bản chỉ có kỹ năng như ngữ pháp hoặc là một số bài đọc hiểu,một số bài vận dụng. Vì vậy tương đương ở đây chỉ phù hợp cho tốt nghiệp THPT, không phải tương đương để lấy điểm vào các trường đại học.

Ví dụ như các trường chuyên ngữ, thí sinh đạt IELTS 4.0 không được xét vì không đủ tiêu chuẩn của trường. Ví dụ trường đại học Hà Nội, điểm IELTS thí sinh phải được 6.5 mới đạt ngưỡng tối thiểu để được xét. Điểm IELTS 4.0 sẽ không có giá trị cho việc xét tuyển vào các trường đại học.

Khi học ngoại ngữ với bất kỳ chứng chỉ nào như IELTS, TOFEL... chắc chắn có tác dụng. Hiện nay phụ huynh và học sinh hướng tới việc sử dụng ngoại ngữ chứ không đơn thuần là học để thi. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý ganh đua, muốn con mình cũng phải nói tiếng Anh cho bằng bạn bằng bè nên cho con học tiếng Anh sớm. Trước đây các kỳ thi trong nước chưa thực sự có giá trị cao, việc bám vào kỳ thi nào đó như IELTS cũng là hợp lý.

Độ tuổi nào phù hợp để học IELTS

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, học tiếng Anh nói chung, có thể học từ tiểu học. Nhưng thời điểm đó, chỉ để chơi, làm quen với tiếng Anh, để tạo niềm vui cho trẻ. Từ lớp 1-5 học để thi IELTS là chưa cần thiết.

Những bài đọc hiểu của IELTS là dành cho những người trưởng thành chứ không phải cho trẻ em. Kiến thức xã hội, kiến thực tế của trẻ chưa đủ để chạy theo những yêu cầu của IELTS. Những kết quả các em thi có thể phản ánh đúng một phần, nhưng không loại trừ những yếu tố may mắn.

Công tác giám sát về chuyên môn, các trung tâm có một số quyền nhất định, miễn là không làm sai. Các trung tâm thành lập và đào tạo, giảng dạy theo đúng giấy phép đã được cấp, đây là quyền của các trung tâm này.

Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, việc giám sát của những cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như Sở GD-ĐT hoặc  Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. Cơ quan này thông qua những báo cáo, những chương trình, để có những chỉnh sửa nhất định từ cơ quan quản lý nhà nước. Hướng tới giải pháp làm sao để chương trình giảng dạy của nhà trường và chương trình giảng dạy của các trung tâm có thể tạo nền móng kiến thức cho học sinh.

Hàng năm, trước các kỳ tuyển sinh, Hội đồng thi trường Đại học Hà Nội tổ chức họp và xác định những chứng chỉ quốc tế nào được công nhận và điểm tối thiểu phải là bao nhiêu. Ví dụ như IELTS lấy tối thiểu ở mức 6.5 mới tương đương với 10 điểm trường Đại học Hà Nội lấy ngoại ngữ nhân đôi nên mức 10 điểm này tương đương 5 điểm.

Để đảm bảo tính công bằng tối đa cho mỗi học sinh nộp chứng chỉ xét tuyển vào trường, trường Đại học Hà Nội thiết lập một hệ số nhân rõ ràng không chỉ cho tiếng Anh mà còn cho tất các các ngôn ngữ khác.

Có rất nhiều thí sinh nộp xét tuyển sớm, điểm IELTS rất cao, 7.5-8.0. Nhà trường đều tư vấn cho các em rằng nên học lại các kỳ thực hành tiếng từ đầu. Bởi chừng chỉ IETLS chỉ xác định tại thời điểm nhất định.

Thực tế các bạn sử dụng giao tiếp hàng ngày, thông qua các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết - thuyết trình, lúc này thực tế học hàng ngày, giao tiếp với bạn bè, giảng viên thì lúc đó mới xây dựng vững chắc nền tảng cho sinh viên để học cao lên.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch khẳng định, kiến thức nền, kiến thức cơ bản rất quan trọng với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024).