Giảm thời gian ủ bệnh làm căn cứ công bố hết dịch Covid-19

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh Covid-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Theo đó, bệnh Covid-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày.

Giảm thời gian ủ bệnh làm căn cứ công bố hết dịch COVID-19

Trước đó, theo quy định tại Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 14 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc mới đối với bệnh Covid-19 là 28 ngày.

Bộ Y tế cho biết, việc sửa đổi thời gian ủ bệnh trung bình giảm xuống từ 14 ngày còn 4 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh Covid-19 mới giảm từ 28 ngày còn 8 ngày căn cứ trên cơ sở khoa học; diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay; và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Cũng theo Bộ Y tế, việc chuyển bệnh Covid-19 thuộc nhóm A sang nhóm B là do thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh Covid-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, cụ thể như sau:

Từ đầu năm đến 31.8.2023, ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng). Tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8.2023), tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Xác định rõ tác nhân gây bệnh Covid-19 là virus SARS-CoV-2.

Covid-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả
Sức khỏe

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.

Thêm cơ hội miễn phí cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
Sức khỏe

Thêm cơ hội miễn phí cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chương trình Tuần lễ vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025 với chủ đề “Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu” sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 25.5, nhằm tiếp thêm động lực và tạo điều kiện để các gia đình hiếm muộn tiến gần hơn tới ước mơ làm cha, làm mẹ.

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình dịch bệnh sởi mới nhất trên cả nước, mới có thêm 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Sức khỏe

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác quản lý sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố theo hướng dẫn.

Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá khối u và sinh thiết chẩn đoán xác định bệnh. Ảnh: BVCC
Sức khỏe

AI trợ thủ đắc lực phát hiện sớm ung thư dạ dày

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi là AI có khả năng phân tích hình ảnh nội soi, phát hiện tổn thương vi thể mà mắt thường bỏ qua. Một nghiên cứu tại Nhật Bản (2023) cho thấy AI tăng độ chính xác chẩn đoán tổn thương tiền ung thư lên 95%.