Phòng chống đột quỵ từ lý thuyết đến thực tế hành động

Ngày 20.4, Báo Tiền phong phối hợp Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tổ chức hội thảo "Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động". Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đột quỵ, tim mạch.

ht-4.jpg
Quang cảnh buổi hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Lê Minh Toản cho biết, đột quỵ đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Điều đáng lo ngại là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Tuy nhiên, nhận thức cộng đồng về phòng ngừa bệnh đột quỵ còn hạn chế. Nhiều người chưa biết cách nhận diện dấu hiệu sớm, chưa chú trọng khám sức khỏe định kỳ hay duy trì lối sống lành mạnh. Điều này khiến việc cấp cứu và điều trị bệnh gặp khó khăn, dẫn đến nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong.

ht-1-3488.jpg
Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Lê Minh Toản phát biểu

"Hội thảo “Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động”, không chỉ là diễn đàn cập nhật kiến thức chuyên môn mà còn là cơ hội thúc đẩy kết nối giữa giới chuyên gia và người dân, hướng tới những giải pháp thực tiễn trong phòng, chống đột quỵ", Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Lê Minh Toản nhấn mạnh.

ht-2-8627.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết bệnh đột quỵ nguy hiểm nhưng không nên sợ hãi đến mức ăn gì cũng sợ đột quỵ, đi đâu cũng lo bị đột quỵ. Điều quan trọng là hiểu đúng, biết rõ yếu tố nguy cơ để chủ động phòng ngừa thay vì sợ hãi mơ hồ.

Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đánh giá cao nội dung xuyên suốt của hội thảo, từ xây dựng mạng lưới phòng chống đột quỵ, công tác dự phòng trong cộng đồng, xử trí trong “thời gian vàng” cho đến các phương pháp điều trị chuyên sâu… Đây chính là chuỗi mắt xích quan trọng để kiểm soát căn bệnh được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”.

ht-5.jpg
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa phát biểu

Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết trên thế giới, trong các bệnh không lây nhiễm, đột quỵ vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai. Từ năm 2021, toàn thế giới có 12,2 triệu ca đột quỵ mắc mới mỗi năm (tương đương cứ 3 giây có 1 ca mắc mới, cứ 4 người thì có 1 người bị đột quỵ)

Đột quỵ không còn là bệnh của người già, năm 2019 có 63% số ca đột quỵ xảy ra ở người dưới 70 tuổi và 16% xảy ra với những người dưới 50 tuổi. 89% số ca tử vong do đột quỵ và tàn tật trên toàn cầu cộng lại xảy ra ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình.

Tại Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ mắc mới mỗi năm, tỷ lệ người mắc đột quỵ là 415/100.000 người. Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao nhất.

screen-shot-2025-04-20-at-091529.png

Các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ trên thế giới là do hút thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng đồ uống có cồn, ít hoạt động thể lực, ô nhiễm không khí, rối loạn chức năng thận…

"Cần đẩy mạnh can thiệp cộng đồng nhằm giảm yếu tố nguy cơ. Đồng thời, nâng cao năng lực chẩn đoán sớm, rút ngắn thời gian tiếp cận điều trị tiêu sợi huyết, can thiệp mạch. Đây là yếu tố quyết định sự sống còn cho người bệnh", Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình dịch bệnh sởi mới nhất trên cả nước, mới có thêm 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Sức khỏe

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác quản lý sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố theo hướng dẫn.

Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá khối u và sinh thiết chẩn đoán xác định bệnh. Ảnh: BVCC
Sức khỏe

AI trợ thủ đắc lực phát hiện sớm ung thư dạ dày

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi là AI có khả năng phân tích hình ảnh nội soi, phát hiện tổn thương vi thể mà mắt thường bỏ qua. Một nghiên cứu tại Nhật Bản (2023) cho thấy AI tăng độ chính xác chẩn đoán tổn thương tiền ung thư lên 95%.

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.