Lâm Đồng

Giảm nghèo bền vững từ tín dụng chính sách

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Lâm Đồng đã dành nhiều giải pháp, bố trí lồng ghép các nguồn lực; trong đó coi tín dụng chính sách là công cụ trụ cột để thực hiện, tạo tiền đề cho vùng đất cao nguyên phát triển.

Gần 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến Lâm Đồng hôm nay ta đã thấy hình ảnh những con đường đất đỏ, sình lầy bao quanh đồi cao, rừng rậm dần lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho những cung đường thênh thang trải nhựa thẳng tắp nối các buôn làng và đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thay đổi rõ rệt. Theo đó, số hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2023 là 3.912 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09% (trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 3,24%). Cùng với đó, trên địa bàn có 109/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cuộc sống gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã ổn định nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ảnh: T. Trung
Cuộc sống gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã ổn định nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ảnh: T. Trung

Thành quả đó nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến công cuộc giảm nghèo đa chiều bền vững; trong đó phải kể đến Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng, việc triển khai Chỉ thị số 40 của Đảng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua việc thực hiện Chỉ thị, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, toàn bộ ban ngành, đoàn thể và Nhân dân đã đồng lòng, hưởng ứng đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội và tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối quản lý, sử dụng đúng quy định hiện hành đã thành nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong triển khai công tác hằng năm và của cả giai đoạn để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Kịp thời phục vụ khi dân cần

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Ngọc Thu cho biết, thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng chính sách trên vùng đất Nam Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, nhờ chú trọng cải tiến hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH Lâm Đồng đã giúp các hộ nghèo, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và người dân thay đổi nhận thức về sử dụng đồng vốn ưu đãi của Nhà nước vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao đời sống. Thông qua đó, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Lâm Đồng đạt 5.987 tỷ đồng, tăng 3.819 tỷ đồng so với năm 2014; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,1%, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 624 tỷ đồng, tăng gấp 11,8 lần so với 10 năm trước, chiếm tỷ trọng 10,42% trong tổng nguồn vốn.

Có được sự tăng nhanh, đạt cao về nguồn vốn ngân sách địa phương trong công tác tập trung, huy động nguồn lực lớn kể trên là do các cấp ủy, chính quyền ở Lâm Đồng đã quán triệt sâu sắc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 40 và chỉ đạo sâu sát việc tập trung mọi nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chuyển sang, để NHCSXH cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách đặc thù được vay thêm vốn, chủ động kịp thời vụ sản xuất, kinh doanh.

Toàn bộ nguồn vốn gần 6.000 tỷ đồng được cấp từ Trung ương, cùng các nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, huy động từ tổ chức, cá nhân trên thị trường và tiền gửi của tổ viên thông qua hệ thống 2.466 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở 1.376 thôn, tổ dân phố… đã được chuyển tải nhanh chóng, an toàn đến 142 Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã, phường, thị trấn để cho vay trực tiếp, đúng đối tượng.

Trong nhiều năm qua, kể cả lúc khó khăn, dịch bệnh nặng nề nhất, dòng vốn tín dụng chính sách vẫn được kịp thời khơi thông, phủ kín các buôn làng. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Ngọc Khánh, ngụ thôn Phú Trung, xã Phú Hội; nhờ đồng vốn chính sách đã "đổi vận". Trên đường đi thoát cảnh nghèo khó, ông Khánh đã sử dụng 100 triệu đồng vay của NHCSXH huyện Đức Trọng nuôi được đàn bò 6 con cùng rẫy cà phê 1,5 ha xanh tốt. Hàng năm, từ bò và cà phê, ông Khánh thu lời hàng trăm triệu đồng.

Hay như ở huyện miền núi Đam Rông, nhiều bà con người Kinh, người K’Ho giờ đã mạnh dạn vay vốn chính sách, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo làm giàu nhanh. Điển hình như gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã vay 80 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để chuyển đổi cây trồng, cho thu nhập ổn định; mô hình nuôi cá tầm của chị Nguyễn Phương Bắc, xã Rô Men đã nâng cao cuộc sống, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm máy làm cỏ, cày đất, xe bán tải chở vật tư…

Không chỉ những hộ nghèo ở huyện nghèo Đam Rông mà phần lớn bà con người dân tộc của tỉnh Lâm Đồng đã vươn lên thoát nghèo, dựng xây cuộc sống ấm no hạnh phúc bằng đồng vốn chính sách; đã có 23.778 hộ thoát nghèo; 40.153 lao động có việc làm; trên 12.201 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập. Nguồn vốn cũng đã giúp người nghèo xây dựng trên 207.378 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn, góp phần cải tạo môi trường sống; 1.831 hộ nghèo được hỗ trợ vốn để làm nhà mới vững chắc, khang trang.

Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH đã và đang là công cụ hữu hiệu trong thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên vùng đất Nam Tây Nguyên. 

Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng sẽ không thỏa mãn, bằng lòng về thành tích đạt được, sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương; tập trung huy động nguồn lực, chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng thụ hưởng, góp phần đắc lực cho công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Địa phương

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang
Địa phương

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang

Lấy cảm hứng từ chiếc đó truyền thống của ngư dân, Nhà hát Đó tại Libera Nha Trang không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc bản địa độc đáo mà còn trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo, thu hút đông đảo du khách. Với chương trình biểu diễn "Rối Mơ" kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, nhà hát góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế, tạo điểm nhấn mới cho du lịch Nha Trang.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.